Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc trong trường học

PV - 10:59, 20/12/2021

Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Hướng Hóa lồng ghép triển khai nhiều hoạt động bổ ích về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động này của Nhà trường đã tăng cường giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng, cũng như bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc mình.

Giáo viên Trường PTDTNT huyện Hướng Hóa hướng dẫn cho học sinh cách đan lát vật dụng truyền thống
Giáo viên Trường PTDTNT huyện Hướng Hóa hướng dẫn cho học sinh cách đan lát vật dụng truyền thống

Trường PTDTNT huyện Hướng Hóa có 281 học sinh từ lớp 6 - 9, với 100% là học sinh người đồng bào DTTS ở khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó học sinh người Bru Vân Kiều chiếm trên 90%. Trong khuôn khổ nội dung chương trình học hằng năm, Nhà trường linh động thiết kế các nội dung, chương trình về bảo tồn văn hóa dân tộc một cách phù hợp. Các hoạt động về giữ gìn bản sắc văn hóa ở trường được tổ chức phong phú, đa dạng và ngày càng đem lại hiệu quả cao.

Đối với bảo tồn ngôn ngữ Bru Vân Kiều, trường khuyến khích các hoạt động giao lưu, thi kể chuyện, hát dân ca bằng tiếng Bru Vân Kiều. Riêng đối với khối 6 và 7, trường đưa môn học tiếng Bru Vân Kiều vào chương trình giảng dạy. Trong các hoạt động ngoại khóa, nội dung bảo tồn văn hóa dân tộc luôn được đơn vị chọn là một trong những nội dung trọng tâm. Điển hình như thiết kế các hoạt động ngoại khóa và các buổi chào cờ đầu tuần theo chủ đề, chủ điểm, trong đó quan tâm đến chủ đề về bảo tồn văn hóa. Qua các hoạt động này, học sinh sẽ được giáo viên giới thiệu về những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bru Vân Kiều, Pa Kô như các lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, nghề truyền thống…

Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm về văn hóa truyền thống. Từ những vật liệu mây, tre nhờ các nghệ nhân ở thôn bản cung cấp, học sinh được hướng dẫn đan những vật dụng trong đời sống hằng ngày của gia đình như a chói, mâm cơm, chổi đót… Những làn điệu dân ca, trang phục, món ăn truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô cũng được lựa chọn làm hoạt động trọng tâm trong các chương trình giao lưu văn nghệ, hội thi, hội diễn tại trường.

Đặc biệt, vào ngày 19/4 hằng năm, trường tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc. Đây là dịp để giáo viên và học sinh được thỏa sức trải nghiệm, tự mình làm nên những sản phẩm đan lát, nấu món ăn truyền thống, trưng bày những gian hàng với các sản phẩm phong phú như nông sản, vải thổ cẩm, trang phục như áo, khố, váy, khăn… của đồng bào DTTS.

Tất cả những nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đều được giáo viên của trường nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm qua nhiều tài liệu, đồng thời dành thời gian thực tế tại các bản làng để nghe các nghệ nhân truyền đạt cách đan lát mây tre, thổ cẩm, nấu các món ăn truyền thống và tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Bru Vân Kiều, Pa Kô. Nhờ thế, những giờ học ngoại khóa liên quan đến văn hóa đặc sắc của dân tộc bao giờ cũng được học sinh của trường thích thú, tham gia sôi nổi.

100% học sinh của trường là người đồng bào DTTS ở khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
100% học sinh của trường là người đồng bào DTTS ở khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

Em Hồ Thị Thay, học sinh lớp 8B, Trường PTDTNT huyện Hướng Hóa chia sẻ: “Em rất tự hào là người Bru Vân Kiều được sống và học tập ở mái trường có nhiều dân tộc anh em. Ở đây, em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, nhất là biết thêm về văn hóa đặc trưng của người Bru Vân Kiều, Pa Kô; được trải nghiệm chẻ, vót tre, mây, tự tay đan những vật dụng sinh hoạt thường ngày; tìm hiểu những phong tục tập quán; lựa chọn, trưng bày các sản phẩm truyền thống của dân tộc mình trong dịp cắm trại, lễ hội của trường. Từ đó tạo cho em thêm yêu quê hương, có ý thức chung tay giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông”.

Để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng như tạo sự đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh, Trường PTDTNT huyện Hướng Hóa vận động phụ huynh hiến tặng trang phục, nhạc cụ truyền thống và các vật dụng trong đời sống lao động sản xuất của người Bru Vân Kiều để trưng bày tại phòng truyền thống của đơn vị phục vụ học sinh tham quan, tìm hiểu sau mỗi giờ học. Năm 2021, trường đã xây dựng đề án dự thi “Khoa học kỹ thuật cấp huyện” với chủ đề “Bảo tồn văn hóa dân tộc Vân Kiều”, trong đó tập trung các giải pháp để bảo tồn nghề truyền thống, nhất là nghề đan lát mây tre thủ công.

Điểm nhấn của đề án này đó là từ những sản phẩm đan lát do học sinh thực hiện sẽ dần xây dựng nhóm đan lát trong trường học. Sau đó, liên kết với các nhóm đan lát khác của người Bru Vân Kiều ở các xã, thị trấn trong toàn huyện để có mối liên kết, đa dạng hóa mẫu mã, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm từng bước đưa sản phẩm ra giới thiệu, quảng bá rộng rãi trên thị trường.

Cô giáo Hồ Thị Tư, Hiệu trưởng Trường PTDTNT huyện Hướng Hóa cho biết: “Thời gian tới, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh giáo dục truyền thống dân tộc, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho học sinh; triển khai thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm dạy tiếng dân tộc Bru Vân Kiều cho học sinh khối 6, 7. Lồng ghép giáo dục văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục “Trải nghiệm hướng nghiệp “, “Trải nghiệm sáng tạo”, ngoại khóa cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác...”./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về chùa học chữ Khmer, một mùa hè ý nghĩa ở Sóc Trăng

Về chùa học chữ Khmer, một mùa hè ý nghĩa ở Sóc Trăng

Mỗi khi tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hè đến, nhiều em nhỏ trên khắp cả nước lại háo hức với những chuyến đi chơi, trại hè, hay đơn giản là khoảng thời gian thư giãn sau một năm học vất vả. Thế nhưng, ở vùng đất Sóc Trăng, nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất nước, mùa hè lại mang một ý nghĩa rất riêng- đó là việc các em nhỏ nơi đây nô nức cắp sách đến… chùa. Không phải để lễ bái, mà là để học chữ Khmer, ngôn ngữ của dân tộc mình và thầy giáo chính là những người khoác áo cà sa.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Người có uy tín Trà Văn Có: Xây dựng tộc họ khuyến học

Người có uy tín Trà Văn Có: Xây dựng tộc họ khuyến học

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 17:35, 15/06/2025
Tại thôn Trà Nô, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, ông Trà Văn Có là Người có uy tín chăm lo xây dựng tộc họ khuyến học, khuyến tài tiêu biểu của địa phương, được Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Ninh Thuận biểu dương, khen thưởng. Đây là tộc họ điển hình về tinh thần hiếu học, nhiều người tốt nghiệp đại học tham gia công tác địa phương. Với vai trò là Người có uy tín, ông Có tích cực tham gia xây dựng bản làng no ấm, thanh bình.
Người “vác tù và” ở buôn Trum

Người “vác tù và” ở buôn Trum

Gương sáng giữa cộng đồng - Lê Hường - 17:32, 15/06/2025
Ông Y Taih Priêng (SN 1962), Trưởng buôn Trum, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được người dân gọi bằng cái tên trìu mến “người vác tù và” của buôn. Ông chia sẻ với dân cách làm kinh tế, hòa giải, gắn kết các mối quan hệ, động viên người dân cùng nhau bảo vệ an ninh, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Chung kết cuộc thi Miss & Mister Fitness Super Model World mùa 3 tại Quy Nhơn

Chung kết cuộc thi Miss & Mister Fitness Super Model World mùa 3 tại Quy Nhơn

Thể thao - Giải trí - T.Nhân-H.Trường - 17:10, 15/06/2025
Tối 14/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) diễn ra đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới mùa 3 năm 2025 (Miss & Mister Fitness Super Model World 2025) với sự góp mặt của 33 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức sự kiện này.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Tin tức - Minh Nhật - 15:05, 15/06/2025
Trong 2 ngày (14 và15/6), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Báo chí Cách mạng Việt Nam - Nhịp cầu nối hiệu quả giữa Quốc hội với Nhân dân

Báo chí Cách mạng Việt Nam - Nhịp cầu nối hiệu quả giữa Quốc hội với Nhân dân

Thời sự - Minh Nhật - 13:42, 15/06/2025
Sáng 15/6, tại Nhà Quốc hội diễn ra cuộc gặp mặt thân tình với lãnh đạo các cơ quan báo chí, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời tri ân sâu sắc tới đội ngũ những người làm báo cả nước, đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: “Cơ hội vàng” để vùng đồng bào DTTS phát triển

Sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: “Cơ hội vàng” để vùng đồng bào DTTS phát triển

Vấn đề - Sự kiện - Ngọc Ánh - 13:40, 15/06/2025
Ngày 12/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ sáp nhập thành tỉnh Khánh Hòa (mới) có diện tích tự nhiên 8.555km2, quy mô hơn 2,2 triệu dân và 65 đơn vị hành chính trực thuộc (48 xã, 16 phường, 1 đặc khu). Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đang mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển.
Cà Mau: Giai đoạn 2026 – 2030 thêm 815 tỉ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn

Cà Mau: Giai đoạn 2026 – 2030 thêm 815 tỉ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn

Xã hội - Như Tâm - 13:27, 15/06/2025
Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định số: 1122/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án Kế hoạch vốn ngân sách tỉnh Cà Mau ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026 – 2030.
Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Tin tức - Minh Anh - 12:22, 15/06/2025
Thuận Châu (tỉnh Sơn La) là huyện miền núi, với trên 90% dân số là đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em DTTS ngày càng tăng.
Tâm là gốc của phước lành

Tâm là gốc của phước lành

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hà - 12:14, 15/06/2025
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 21:02, 14/06/2025
Mưa lũ phức tạp do bão số 1 đã khiến 7 người chết, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, hàng chục ha hoa màu bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.