Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Làng Chăm Hữu Đức hân hoan chào đón Lễ hội Ka tê

Làng Chăm Hữu Đức hân hoan chào đón Lễ hội Ka tê

Bản sắc và hội nhập - Bá Minh Truyền - 19:31, 23/09/2024
Lễ hội Ka tê là một trong những lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Chăm, diễn ra ở không gian đền tháp, làng và các gia đình; nhằm để tạ ơn các vị thần linh, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho dân làng. Chào mừng Lễ hội Ka tê 2024, tại làng Hữu Đức sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể thao, múa tập thể ở sân vận động, biểu diễn nghệ thuật và dâng lễ vật từ ngày 01 - 05/10/2024. Đây là dịp để khách du lịch trong nước và quốc tế tìm về miền di sản văn hóa Chăm trải nghiệm và khám phá.
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Bản sắc và hội nhập - Minh Ngọc – Bảo Anh - 19:03, 19/09/2024
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Bản sắc và hội nhập - Thái Sơn Ngọc - 16:43, 19/09/2024
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Bản sắc và hội nhập - Bá Minh Truyền - 18:35, 17/09/2024
Hằng năm, cộng đồng người Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức 4 lễ lớn trên các đền tháp như Yuer Yang, Katê, Cambur và Peh Bimbeng Yang. Trong đó, Lễ hội Katê có sự tham gia của cả cộng đồng người Chăm và đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Bản sắc và hội nhập - Tào Đạt - Lệ Giang - 12:05, 16/09/2024
Dạo qua những cánh đồng lúa xanh trong ánh nắng dịu của buổi sáng mùa Thu, chúng tôi có dịp tới thăm miền ký ức Tết Trung thu xưa tại làng Ông Hảo (hay làng Hảo) nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi làng đã có hơn nửa thế kỷ sản xuất ra những chiếc trống ếch, mặt nạ giấy bồi với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ nổi danh cả nước.
Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Nghệ nhân Phú Bình Đồn, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Bản sắc và hội nhập - Thái Sơn Ngọc - 00:54, 13/09/2024
Người có uy tín Phú Bình Đồn là nghệ nhân dân tộc Chăm tiêu biểu ở thôn Tân Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Ông vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mời dự Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Nhiều năm qua, ông tâm huyết xây dựng mô hình gia đình nghệ nhân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Chăm.
Ước vọng của người Ê Đê qua Lễ cúng no đủ

Ước vọng của người Ê Đê qua Lễ cúng no đủ

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 18:28, 06/09/2024
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ chức nghi lễ này nữa. Để khôi phục nghi lễ độc đáo này, mới đây, UBND huyện Cư Mgar đã phối hợp tổ chức phục dựng nghi lễ cúng no đủ của dân tộc Ê Đê tại buôn Sút M’drang, xã Cư Suê.
Ninh Thuận: Quan tâm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Raglay

Ninh Thuận: Quan tâm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Raglay

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Ánh - 09:44, 06/09/2024
Dân tộc Raglay là một trong số những dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời ở vùng đất Nam Trung Bộ và cuối dãy Trường Sơn. Tại tỉnh Ninh Thuận, đồng bào Raglay sinh sống tập trung chủ yếu ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Bắc. So với dân số toàn tỉnh thì người Raglay không nhiều, nhưng đồng bào luôn có ý thức bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa truyền thống quý giá của cha ông, đặc biệt là hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo.
Tiềm năng phát triển du lịch từ văn hóa các DTTS

Tiềm năng phát triển du lịch từ văn hóa các DTTS

Bản sắc và hội nhập - Minh Thu - 09:22, 06/09/2024
Với hơn 25,7% dân số là đồng bào DTTS, bên cạnh lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, tỉnh Lâm Đồng còn có tài nguyên văn hóa các DTTS phong phú, đa dạng, nghệ thuật kiến trúc đặc thù và các lễ hội truyền thống… Đây chính là tiềm năng để Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ du lịch trong những năm tới.
Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Bản sắc và hội nhập - Bá Minh Truyền - 10:47, 05/09/2024
Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.
Vườn tượng – Điểm check-in thú vị của du khách khi đến với Măng Đen

Vườn tượng – Điểm check-in thú vị của du khách khi đến với Măng Đen

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Chí - 19:08, 02/09/2024
Đến với Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum), ngoài check-in các ngọn thác, lòng hồ, đắm chìm trong mây sớm với thông reo, sương lạnh, du khách còn được khám phá những bức tượng gỗ để hiểu thêm về đời sống văn hóa, tinh thần của con người nơi đây.
Đắk Lắk: Du khách thích thú trải nghiệm văn hóa cồng chiêng dịp Quốc Khánh 2/9

Đắk Lắk: Du khách thích thú trải nghiệm văn hóa cồng chiêng dịp Quốc Khánh 2/9

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 18:35, 02/09/2024
Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ III, năm 2024 diễn ra ngày 31/8- 1/9 tại Khu du lịch sinh thái Ko Tam và Buôn du lịch cộng đồng Ako Dhong đã thu hút đông đảo du khách ở các tỉnh đến trải nghiệm không gian văn hóa cồng chiêng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS huyện Kon Plông lần thứ II

Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS huyện Kon Plông lần thứ II

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Chí - 17:38, 01/09/2024
Ngày 31/8, UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ II năm 2024, với chủ đề “Âm vang đại ngàn”.
Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng

Đắk Lắk: Gần 600 nghệ nhân tham gia Liên hoan văn hóa cồng chiêng

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 17:37, 01/09/2024
Ngày 31/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức khai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024, tại Khu du lịch sinh thái Ko Tam. Tham dự có Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung; Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành và gần 600 nghệ nhân đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
“Miền di sản yêu thương”

“Miền di sản yêu thương”

Bản sắc và hội nhập - Nguyệt Anh - 04:35, 31/08/2024
Trong khuôn khổ Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn 2024, tại phố đi bộ Sông Cầu (thành phố Bắc Kạn) diễn ra đêm trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bắc Kạn với chủ đề “Miền di sản yêu thương”.
Đắk Lắk: Phục dựng Lễ cúng bến nước của người Ê Đê

Đắk Lắk: Phục dựng Lễ cúng bến nước của người Ê Đê

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 08:36, 27/08/2024
Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Pắc, UBND xã Ea Yông tổ chức phục dựng Lễ cúng bến nước của người Ê Đê. Thông qua Lễ cúng bến nước, nhằm khơi dậy lòng tự hào, ý thức giữ gìn văn hoá của cộng đồng; đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của cán bộ và Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, cũng như cần trân quý bảo vệ nguồn nước.
Đưa múa bát của người Tày thành sản phẩm du lịch ở Bắc Kạn

Đưa múa bát của người Tày thành sản phẩm du lịch ở Bắc Kạn

Bản sắc và hội nhập - Thanh Thuận - 08:57, 26/08/2024
Người Tày ở Bắc Kạn có một điệu múa cổ rất ấn tượng, đặc sắc gần đây mới được quảng bá và biết đến nhiều hơn, đó là điệu múa bát. Hiện nay, múa bát không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội, hoạt động văn nghệ quần chúng mà còn trở thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong hành trình khám phá và trải nghiệm vùng cao Bắc Kạn.
Quảng Bình - đất và người

Quảng Bình - đất và người

Bản sắc và hội nhập - Minh Thu - 10:00, 22/08/2024
Tỉnh Quảng Bình là địa phương có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của đồng bào DTTS sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vỹ. Nơi đây đang được kỳ vọng là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Người Cơ Tu ở phố

Người Cơ Tu ở phố

Bản sắc và hội nhập - Tiêu Dao - 19:43, 21/08/2024
May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc Trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.
Đặc sắc không gian văn hóa trong Ngày Việt Nam tại Slovakia, thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan

Đặc sắc không gian văn hóa trong Ngày Việt Nam tại Slovakia, thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 19:32, 21/08/2024
Ngày Việt Nam tại Slovakia lần thứ 3 là sự kiện quy mô lớn nhất từ trước tới nay, do Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia cùng cộng đồng người Việt Nam tổ chức, thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan.