Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Xuân Hòa - 09:32, 28/03/2025

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Quang cảnh buổi chuẩn bị Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê tại thôn
Quang cảnh buổi chuẩn bị Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê tại Buôn Ale B, thành phố Buôn Ma Thuột

Vừa qua, chúng tôi được tham dự Lễ cúng sức khỏe tại nhà bà Ami Xuân, buôn Ale B, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Nghi lễ được tổ chức với mục đích cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên che chở, bảo vệ sức khỏe cho con cháu trong gia đình, giúp họ khỏe mạnh và thành đạt trong cuộc sống.

Trước đây, khi trong buôn có gia đình nào tổ chức Lễ cúng sức khỏe là bà con thường cùng nhau góp gạo để chủ nhà chuẩn bị rượu cần, heo, gà... làm lễ vật cúng. Sau nghi thức cúng, mọi người cùng nhau ăn uống, chuyện trò. Nghi lễ này không chỉ là hành động tôn kính với tổ tiên mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng Ê Đê, thắt chặt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và các buôn làng.

Dàn cồng chiêng được tấu lên nhiều lần trong Lễ cúng sức khỏe
Dàn cồng chiêng được tấu lên nhiều lần trong Lễ cúng sức khỏe

Khi tiếng trống lớn được đánh lên liên hồi rồi nhỏ dần, sau đó là dàn chiêng cúng vang lên từng hồi, tiếp theo là lời khấn của thầy cúng. Các thành viên trong gia đình và bà con đến dự im lặng nghe và tất cả chỉ được ăn uống sau khi thầy cúng cho phép. Các món quà tặng cho nhân vật chính của buổi lễ là chiếc vòng cổ bằng hạt cườm, hoặc vòng tay, và tấm thổ cẩm.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kdăm thì người được tổ chức cúng sức khỏe nào cũng vui thích, tự hào về bản thân. Về sau, họ thường sống tốt hơn cả về sức khỏe và tinh thần, vì cảm nhận được sự yêu thương của dòng họ, cháu con và cả sự giúp đỡ của thần linh. Có người lớn tuổi được tổ chức cúng 2 đến 3 lần trong cuộc đời, và đó chính là sự hãnh diện của gia đình đó.

2 người đàn ông của gia đình AMí Xuân được các em gái làm lễ cúng 'mừng sức khỏe
2 người đàn ông của gia đình AMí Xuân được các em gái làm Lễ cúng mừng sức khỏe

Ông Ama Kun, Người có uy tín ở buôn Dur, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk cũng được gia đình làm Lễ cúng sức khỏe 1 lần khi ông 60 tuổi đời, 40 tuổi Đảng. Với ông, đó là niềm hạnh phúc riêng có. Ông hiểu hơn về tình cảm của cháu con, của buôn làng dành cho mình và muốn làm nhiều điều tốt hơn cho cộng đồng của mình từ những điều giản dị nhất.

Tuy nhiên, Lễ cúng sức khỏe đang ngày càng ít được tổ chức. Sự thay đổi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự phát triển của xã hội hiện đại và ảnh hưởng từ y học. Nhận thức của người Ê Đê về sức khỏe đã thay đổi khi đồng bào có nhiều cơ hội tiếp cận với các kiến thức y học hiện đại. Thay vì tổ chức các nghi lễ cúng sức khỏe, bà con bắt đầu chú trọng đến các phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và thăm khám tại các cơ sở y tế khi cần thiết. Sự thay đổi này phản ánh sự tiến bộ trong nhận thức và cách tiếp cận mới đối với sức khỏe của cộng đồng Ê Đê.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng tác động không nhỏ đến sự thay đổi trong phong tục này. Khi các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, người Ê Đê không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nhịp sống hiện đại. Áp lực từ công việc, học hành và cuộc sống bận rộn khiến họ không còn nhiều thời gian để duy trì các nghi thức cúng cầu truyền thống.

Ngoài yếu tố xã hội và công nghệ, điều kiện kinh tế cũng là một nguyên nhân quan trọng. Việc tổ chức Lễ cúng sức khỏe đòi hỏi chi phí cho lễ vật, rượu cần, heo, gà và các khoản khác. Trong bối cảnh kinh tế thay đổi, nguồn thu nhập của người Ê Đê chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động kinh tế khác, nhiều gia đình không còn đủ điều kiện để duy trì các nghi lễ truyền thống này.

Dân làng tham dự Lễ cúng sức khỏe đều được uống rượu cần
Dân làng tham dự Lễ cúng sức khỏe đều được uống rượu cần

Mặc dù Lễ cúng sức khỏe đang dần trở nên hiếm hoi trong đời sống người Ê Đê, nhưng đây vẫn là một nét đẹp văn hóa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và sự quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ cúng sức khỏe, trước hết chính người Ê Đê cần nhận thức rõ đây là nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, từ đó khuyến khích con cháu trong dòng họ, buôn làng duy trì và phát triển nghi lễ này. Các cơ quan chức năng cũng cần tìm ra những cách thức phù hợp để phục hồi và phát triển Lễ cúng sức khỏe, nhằm bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của người Ê Đê, đồng thời góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ hút triệu view với các video cuộc sống vùng cao

Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ hút triệu view với các video cuộc sống vùng cao

Hai nhà sáng tạo nội dung người Dao đỏ, chủ tài khoản Mẩy Kim Dao Đỏ và Mẩy Chan Sa Pa, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Không chỉ quảng bá văn hóa đồng bào vùng cao, họ còn mở ra nhiều hướng đi mới để phát triển cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Tin tức - L.Minh - 21:38, 30/03/2025
Sau khi va chạm với phần đuôi xe tải, xe khách chở 36 người lao xuống vực sâu trên đèo Bảo Lộc khiến 1 người tử vong.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tùng Nguyên - 18:17, 30/03/2025
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa công bố phân bổ số lượng đại biểu các Ban Trị sự tỉnh, thành phố; các Ban, Viện Trung ương tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 17:59, 30/03/2025
Ngày 29/3, tại Nhà Chung, Làng Văn hóa các DTTS huyện A Lưới (TP. Huế), Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút đông đảo đồng bào DTTS, du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của vùng cao A Lưới.
Kon Tum: Khánh thành nhà rông làng Kon Leang

Kon Tum: Khánh thành nhà rông làng Kon Leang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17:38, 30/03/2025
Chiều 30/3, đồng bào Xơ Đăng làng Kon Leang, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã tổ chức Lễ khánh thành nhà rông truyền thống. Nhà rông được xây dựng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và đóng góp của dân làng Kon Leang.
Dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 17:22, 30/03/2025
Sáng 30/3, tại Tượng đài Chiến thắng Núi Bà (thuộc Di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia Khu căn cứ Núi Bà), thuộc khu phố Trung Lương, thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) đã diễn ra Lễ dâng hoa, dâng hương trọng thể nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Media - BDT - 09:59, 30/03/2025
Lễ hội Tả Tài Phán, hay còn gọi là Lễ Cầu an, là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là dịp người dân cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống Nhân dân ấm no hạnh phúc.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Media - BDT - 09:53, 30/03/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Media - BDT - 09:44, 30/03/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Media - BDT - 09:35, 30/03/2025
Rau mùi là một trong những loại thảo mộc rất quen thuộc tại Việt Nam, là nguyên liệu cho những món ăn dân dã như: Salad, súp… Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn được biết đến bởi những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe con người, đó là nội dung chúng tôi sẽ gửi tới quý vị và các bạn trong chuyện mục tuần này.
Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 09:33, 30/03/2025
Với giá trị kinh tế cao, con dúi mốc đang được một số hộ dân ở xã vùng biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nuôi thử nghiệm, với kỳ vọng mang lại thu nhập cao, giúp các hộ thoát nghèo.