Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiếu Chèo giữa chốn non cao

Phí Trường Giang - 10:32, 24/03/2025

Xưa nay, Chèo cổ Bắc Giang nổi danh trong “chiếng Chèo Bắc” với những vùng Chèo truyền thống như Hoàng Mai (Việt Yên), Tư Mại (Yên Dũng), Đồng Quan (TP. Bắc Giang). Ít ai ngờ rằng, giữa chốn non cao của tỉnh Bắc Giang cũng có một chiếu Chèo lâu đời tại thôn Thanh Trà, xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động.

Buổi tập luyện của CLB Chèo thôn Thanh Trà.
Buổi tập luyện của CLB Chèo thôn Thanh Trà

Duyên nợ chèo giữa miền sơn cước

Cách thị trấn An Châu khoảng 6km, vượt qua những cung đường men theo triền núi, đây đó là những ngầm nước uốn lượn, chúng tôi đến thôn Thanh Trà, nơi được bao bọc bởi những dãy núi non trùng điệp. Nhà văn hóa thôn Thanh Trà nằm tựa lưng vào dãy núi rừng xanh bát ngát; xung quanh là những ngọn núi đồi nhấp nhô, hòa quyện cùng những làn mây trắng lững lờ, tất cả như được in vào nền trời xanh thẳm. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng trống, tiếng hát chèo ngân vang giữa núi rừng. Đó là buổi sinh hoạt thường kỳ của Câu lạc bộ (CLB) Chèo thôn Thanh Trà.

Đứng trước Nhà văn hóa thôn Thanh Trà, anh Nguyễn Văn Thức, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sơn Động nói: “Giữa chốn non cao thuộc xã Lệ Viễn này là nơi tụ cư của 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có tới 70% là người dân tộc Sán Chí. Từ rất lâu đời, đồng bào DTTS nơi đây đã lưu truyền tố chất, năng khiếu nổi trội trong thể hiện loại hình nghệ thuật đặc trưng của dân tộc mình như: múa Tắc Xình (múa cầu mùa của dân tộc Sán Chí), hát soong hao (dân ca Cao Lan), hát sọong cô (dân ca Sán Chí)…

Đặc biệt, đan xen cùng nét văn hóa đặc trưng của đa số đồng bào DTTS là 80% người dân tộc Kinh sinh sống tại thôn Thanh Trà, họ cũng mang trong mình tố chất, năng khiếu về loại hình nghệ thuật đặc trưng của dân tộc mình, đó là nghệ thuật chèo. Chính vì thế, xã Lệ Viễn nói chung và thôn Thanh Trà nói riêng đã trở thành điểm sáng trong phong trào văn hóa - văn nghệ của huyện Sơn Động”.

Vậy cơ duyên nào đã đưa chèo về với vùng đất này? Để tìm câu trả lời, chúng tôi tham dự buổi sinh hoạt của CLB Chèo thôn Thanh Trà. Vừa được thưởng thức những làn điệu chèo mượt mà, đằm thắm, chúng tôi vừa hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của chiếu Chèo giữa chốn non cao này.

Các thành viên CLB Chèo thôn Thanh Trà chụp hình sau buổi sinh hoạt.
Các thành viên CLB Chèo thôn Thanh Trà chụp hình sau buổi sinh hoạt

Bà Hoàng Thị Hiệu, Chủ nhiệm CLB Chèo thôn Thanh Trà, năm nay ngoài 60 tuổi, kể rằng từ đời ông bà của bà, vào khoảng những thập niên đầu của thế kỷ XX, người dân nơi đây đã đam mê hát chèo. Hiện, chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định về lịch sử hình thành phong trào hát chèo tại đây, nhưng có một bằng chứng khá thuyết phục về sự xuất hiện của tiếng hát chèo trên mảnh đất này. Đó là từ khi dòng họ Vũ di cư từ tỉnh Hải Dương lên đây khai hoang, lập nghiệp, họ đã mang theo chèo làm lời ca, tiếng hát.

Khoảng 6 đời trước, cụ Vũ Văn Phúc (sinh năm 1924, hiện đã mất) được coi là hậu duệ gần nhất của dòng họ Vũ sinh sống tại đây. Hiện, các con, cháu, chắt của cụ vẫn tiếp tục đam mê và giữ gìn nghệ thuật chèo. Nòng cốt của CLB Chèo thôn Thanh Trà hiện nay có nhiều người mang họ Vũ như các ông, bà: Vũ Sử, Vũ Thác, Vũ Hồng, bà Vũ Thị Hoàn là con gái cụ Vũ Văn Phúc, bà Ngô Thị Tỵ là con dâu và em Vũ Phương Vy là chắt nội của cụ Phúc - đều là những nghệ nhân hát chèo rất hay.

Từ những dữ kiện lịch sử đó, có thể thấy sự giao thoa văn hóa rất thú vị: giao thoa giữa “chiếng Chèo Bắc” - tỉnh Bắc Giang và “chiếng Chèo Đông” - tỉnh Hải Dương; sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ với đại diện là nghệ thuật chèo và văn hóa các DTTS với đại diện là các loại hình dân ca, dân vũ đặc trưng.

Giữ lửa tiếng chèo giữa đại ngàn

Các thành viên cao niên trong CLB Chèo thôn Thanh Trà đều bồi hồi nhớ lại những ký ức gắn bó với nghệ thuật chèo. Đó là những dấu ấn khó phai mờ về một giai đoạn khó khăn, khi mà cái ăn còn chưa đủ no, cái mặc còn thiếu thốn, nhưng những bậc tiền nhân vẫn say mê tiếng hát chèo. Vào những đêm trăng thanh, gió mát, sau những giờ lao động mệt nhọc, từng tốp gia đình lại tụ hội để cùng nhau ngân lên tiếng hát chèo. Từ năm này qua năm khác, hết đời này đến đời khác, nghệ thuật chèo đã bám rễ, bén sâu vào đời sống văn hóa của người dân nơi đây.

Thành viên CLB tự trang điểm cho nhau trước giờ biểu diễn
Thành viên CLB tự trang điểm cho nhau trước giờ biểu diễn

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian này, năm 2013, CLB Chèo thôn Thanh Trà được UBND xã Lệ Viễn quyết định thành lập. Đến nay, CLB duy trì hoạt động với 20 diễn viên, nhạc công. Họ đều là những người nông dân cần cù lao động sản xuất, nhưng mỗi khi rảnh rỗi, các thành viên lại tập trung để uốn nắn cho nhau từng câu hát, nhịp đàn, nhịp trống. CLB còn tổ chức truyền dạy cho các em học sinh vào ngày nghỉ cuối tuần.

Đáng mừng là các thành viên CLB không chỉ biểu diễn các vở chèo cổ như Lưu Bình Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính, Đào Hữu, Du Xuân, Đò Đưa…, mà còn tự viết kịch bản chèo bằng cách đặt lời mới trên nền chèo cổ để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các tiểu phẩm như Chống ép duyên con, Ông cả nghiện, Người con của núi rừng… được bà con nhiệt tình đón nhận.

Anh Nguyễn Văn Hoè, Chủ tịch UBND xã Lệ Viễn, chia sẻ: “CLB Chèo thôn Thanh Trà đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương, trở thành sợi dây gắn kết tình làng, nghĩa xóm, đồng thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, của huyện”.

Chia tay chiếu chèo giữa chốn non cao, chúng tôi vẫn nghe văng vẳng những câu hát chèo ngân nga bên những rải núi, vạt đồi. Đó là niềm tự hào không chỉ của người dân Thanh Trà mà còn là niềm tự hào của nghệ thuật chèo Bắc Giang – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Niềm vui bên khung dệt

Niềm vui bên khung dệt

Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 12/05/2025
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:34, 12/05/2025
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2025.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 18:33, 12/05/2025
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 18:32, 12/05/2025
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 18:18, 12/05/2025
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 17:51, 12/05/2025
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 17:25, 12/05/2025
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 16:59, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 16:58, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 16:47, 12/05/2025
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).