Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện về người đàn ông đam mê quảng bá vẻ đẹp quê hương: Đưa đào Bắc nở trên đất Nam (Bài 1)

Duy Chí - 16:26, 14/03/2025

40 năm về trước, chàng trai trẻ Phạm Viết Đệ từ Đà Lạt xuống Long Khánh (Đồng Nai) mua 1ha đất làm vườn, lập nghiệp. Do chưa có kinh nghiệm, miếng đất Phạm Viết Đệ mua lại toàn đá tảng, đá cục, cây trồng không sống nổi, nguy cơ phá sản hiện ra trước mắt. Bằng tình yêu thiên nhiên, ý chí vượt khó, tư duy học hỏi, Phạm Viết Đệ quyết bám mảnh vườn này, rồi từng ngày biến thách thức thành cơ hội hái ra tiền...

Ông Phạm Viết Đệ và mảnh vườn nhiều đá hơn đất
Ông Phạm Viết Đệ và mảnh vườn nhiều đá hơn đất

Không quay mặt với sự lựa chọn

Nghe đồn Long Khánh - Đồng Nai đất đai màu mỡ, là xứ sở của các vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm, chàng trai trẻ Phạm Viết Đệ, gốc Bắc rời Đà Lạt mang theo vốn liếng tích cóp tìm mua mảnh đất nhỏ lập vườn lập nghiệp.

Vì chưa có kinh nghiệm, với đồng vốn nhỏ chàng trai đã mua vội mảnh vườn rộng hơn 1ha tại ấp Núi Đỏ, phường Bàu Sen, TP. Long Khánh. Đến khi mang cây giống ra vườn trồng, chàng trai mới phát hiện dưới lớp đất mặt mỏng dính là những tảng đá cuội to tướng, chen chúc nhau kín cả miếng vườn. Cây trồng đặt xuống đất chỉ vài ngày sau đã chết đứng vì không bám rễ.

Trải qua những ngày nằm co ro trong căn chòi nhỏ dựng tạm ở mép vườn, dù buồn, nhưng chàng trai trẻ Phạm Viết Đệ không có ý định bỏ nghề làm vườn. Theo đó, mỗi ngày, anh ra vườn trồng cây, tiếp xúc những cục đá lớn ẩn mình trong lòng đất, Phạm Viết Đệ cảm nhận được những sự khác biệt của đá, dần dần anh tìm hiểu, nơi đây “ấp núi đỏ” chính là miệng của núi lửa ngày xưa. Nham thạch từ miệng núi lửa chảy ra lâu ngày hoá thành đất đỏ phì nhiêu. Dưới lớp đất đỏ có rất nhiều đá tảng, đá cuội tuy khó trồng cây, nhưng có thể làm được nhiều việc khác hữu ích sau này. 

"Lúc đó mình sống độc thân, nhu cầu chi tiêu không bao nhiêu thì cứ bám đất là vườn, chỗ nào cây trồng sống được thì chăm sóc cho nó phát triển, chỗ nào cây không sống được thì cứ để đó từ từ rồi tính", Đệ kể lại.

Từ suy nghĩ đó, chàng trai Phạm Viết Đệ quyết định ở lại bám vườn, quyết tâm đối mặt với sự lựa chọn của mình, dù biết chắc việc ở lại sẽ gặp không ít khó khăn.

Tình yêu biến nguy thành cơ

Từ quyết định đã chọn, chàng trai Phạm Viết Đệ tập trung vào trồng và chăm sóc tiêu, cây ăn trái ở những nơi ít đá và cây phát triển tốt. Vốn là người yêu thiên nhiên, Phạm Viết Đệ bắt đầu lại suy nghĩ, tìm hiểu, nhớ về loài hoa gắn liền với ký ức quê hương của người gốc Bắc. Đó là hoa đào chưng Tết. 

“Đào với những cánh hồng tự nhiên như đôi môi người con gái đã làm cho tôi say đắm. Tôi bỏ hết công việc chỉ để xin vào vườn chăm sóc đào, để được ngắm hoa khi còn ở Đà Lạt”, ông Đệ tâm tình về những năm tháng trước kia khi ông bắt đầu với ý tưởng trồng đào.

Ban đầu ông Đệ lân la đến xóm có nhiều người Bắc cư ngụ. Trước là để được ngắm hoa đào ngày Tết. Sau là để tìm hiểu về cách trồng và cho đào nở hoa. Từ đây ông nhận ra: Những gốc đào, cành đào đưa từ Bắc vào Nam từ 1 đến 2 ngày đầu rất tươi tốt. Nhưng từ ngày thứ 4 trở đi đào bắt đầu xuống màu, héo rủ do không thích hợp thời tiết”. 

Ông cũng đã suy nghĩ, trăn trở để lý giải, nếu nói thời tiết ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, thì thời tiết giữa Đà Lạt với Hà Nội rất khác nhau, tại sao hoa đào ở Đà Lạt vẫn sống tốt, nở hoa tươi đẹp ở Hà Nội; và thời tiết giữa Hà Nội với miền Nam chỉ khác nhau lúc trời rét, trời nóng. Thời gian còn lại đều giống nhau.

Từ suy nghĩ đó, ông Đệ quyết định: Trước tiên, đưa đào về vườn nhà trồng trên các mỏm đất mà phía dưới có nhiều đá tảng, đá cục mà cây lớn không sống được trước kia để không lãng phí đất đai. Cây sống mình sẽ có điều kiện gần gũi nghiên cứu, tìm cách cho cây phát triển tiếp.

Theo lời ông kể, ông quay về Đà Lạt tìm gặp một “sư phụ”, là lão nghệ nhân cây cảnh Mười Lời để học bí quyết về chăm sóc cây cảnh. Bài đầu tiên ông học được ở “sư phụ” là để cho cây thích nghi, sống và phát triển tốt ở vùng đất mới là phải ghép gốc bản địa với cành mới. Vậy là ông triển khai trồng hết các khoảng đất trống trong vườn bằng gốc cây đào ăn trái Đà Lạt. Khi cây đào ăn trái đã phát triển tốt tôi bắt đầu ghép cành các loại đào gốc Bắc như đào Nhật Tân, hồng đào, bích đào, đào đá, đào Vân Nam…

"Phải qua 3 mùa Tết đào ghép của tôi trên vùng đất mới đã nở hoa. Mừng lắm, nhưng lại gặp cái khó khác, đào không nở hoa ngay dịp Tết mà thường nở hoa trễ đến 15 ngày sau”, ông Đệ hóm hỉnh chia sẻ.

Tìm mọi cách...

Ông Đệ nhớ lại: “Điều chỉnh cho đào nở hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán cũng giống như vấn đề “nội tiết trong cơ thể người”. Các nghệ nhân, nhà nông nhiều kinh nghiệm tuy không giấu nghề nhưng nội dung người ta chia sẻ rất mơ hồ, hiểu đã khó nói chi là làm. Vì vậy tôi quyết định vay mượn, đầu tư điện thoại bàn có internet, lập bloc chuyên về trồng, chăm sóc hoa đào để trao đổi, học tập kinh nghiệm. Ở cái vùng hẻo lánh xa xôi lúc đó (1997) mà gắn điện thoại bàn, truy cập intermet người ta bàn tán dữ lắm”.

Bắt hoa đào nở trên đất miền Nam, ông Phạm Viết Đệ (thứ 2 từ trái sang) được công nhận, tôn vinh là nghệ nhân cây cảnh
Ông Phạm Viết Đệ (thứ 2 từ trái sang) được công nhận, tôn vinh là Nghệ nhân cây cảnh

Nhờ có internet, thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm và bàn bạc với những người cùng yêu hoa đào trên bloc. Ông Đệ rút ra bài học: Hoa đào miền Bắc cũng giống hoa mai miền Nam đều nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán bằng cách lặt lá để kích thích cây nở hoa trước Tết 15 ngày kết hợp cắt nước, cắt dinh dưỡng. Đặc biệt phải theo dõi sát thời tiết.

Trước Tết khoảng 15 ngày chúng ta thường thấy xuất hiện không khí lạnh thoáng qua cộng với thời tiết âm u (quang kỳ). Thời tiết này rất phù hợp cho hoa đào, hoa mai nở tốt đúng dịp Tết. Nên cần theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết để chăm sóc, hỗ trợ cây ra hoa đúng thời điểm. "Ví dụ không xuất hiện thời tiết âm u, tức là bầu trời vẫn sáng trong thì phải can thiệp kịp thời bằng kỹ thuật như dùng lưới, màn có màu tối phủ lên trên nhằm đánh lừa cho cây ngủ sau vài ngày mở lưới ra cây sẽ bừng tỉnh giấc, nở hoa", ông Đệ chia sẻ.

Từ tình yêu thiên nhiên, yêu nghề nông và không quay lưng lại quyết định đã chọn, ông  Đệ đã biến ngôi vườn trước nguy cơ mất trắng vì không canh tác được, nay trở thành ngôi vườn đặc biệt, thu nhập cao hơn các ngôi vườn khác cùng diện tích trong vùng, lại được nổi tiếng với lối chơi khác người “bắt hoa đào Bắc nở trên đất miền Nam”.

Hiện nay, vườn của ông Phạm Viết Đệ hiện có trên ngàn gốc đào. Trong đó, có 26 cây đào cổ thụ, trên 40 tuổi, đường kính gốc lớn tới hơn 30cm và 350 cây đào từ 5-7 năm tuổi, với 5 giống đào chính: bích đào, hồng đào, đào đá, đào Vân Nam và 1 giống đào ông sưu tầm từ Hà Giang chưa đặt tên. Tất cả những cây đào trong vườn nhà đều đã được ông thuần dưỡng cho thích hợp với khí hậu Nam Bộ và nhân giống thành công nơi mảnh đất này. 

Hỏi về thu nhập từ vườn đào, ông Đệ cười bảo, thu nhập so với đầu tư chẳng đáng là bao, nhưng ông rất vui vì người dân phía Bắc mình sinh sống và làm việc nhiều ở các tỉnh phía Nam, nên mỗi dịp Tết đến, ông hy vọng họ có cành đào chơi Tết, nhìn thấy đào là nhớ quê hương...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Ngày 19/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai tại xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Pháo hoa thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh, chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Pháo hoa thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh, chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Tào Đạt - 23:21, 19/04/2025
Tối 19/4, tại công viên bờ sông Sài Gòn, TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra màn bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự lễ bàn giao nhà cho hộ nghèo ở thị xã Ninh Hòa

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự lễ bàn giao nhà cho hộ nghèo ở thị xã Ninh Hòa

Thời sự - T.Nhân-H.Trường - 22:23, 19/04/2025
Ngày 19/4, UBND thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà) tổ chức lễ bàn giao nhà ở theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và các ông: Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; bà Trần Thu Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh.
Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:18, 19/04/2025
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lấy ý kiến cử tri vào ngày 20/4 tới, toàn tỉnh sẽ có 56 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 49 xã, 6 phường và 1 đặc khu Lý Sơn), đạt tỷ lệ 32,35%.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Tin tức - Vũ Mừng - 18:47, 19/04/2025
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Như Văn - 18:27, 19/04/2025
Ngày 19/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn công tác của Chủ tịch nước đến thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành và Trung đoàn Bộ binh 20, thuộc Sư đoàn 330 (Quân khu 9) đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt - Tư lệnh Quân khu 9; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 16:46, 19/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 16:42, 19/04/2025
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bùng - Vạn Ninh.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 16:35, 19/04/2025
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 16:31, 19/04/2025
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 16:28, 19/04/2025
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.