Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia đình nghệ nhân Ba Na "giữ và truyền lửa" văn hóa truyền thống

Ngọc Thu - 11:00, 03/03/2025

Ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), có gia đình nghệ nhân ưu tú Đinh Thị Hiền đã và đang giành trọn tình yêu cho văn hóa dân tộc. Các thành viên trong gia đình đều là nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm, đan lát của làng; là những người "truyền lửa" giúp cộng đồng giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa của đồng bào Ba Na.

Bốn chị em trong gia đình nghệ nhân Đinh Thị Hiền đều đam mê cồng chiêng, yêu văn hóa truyền thống
Bốn chị em trong gia đình nghệ nhân Đinh Thị Hiền đều đam mê cồng chiêng, yêu văn hóa truyền thống

Văn hoá truyền thống se duyên vợ chồng

Hơn 40 năm trước, đôi vợ chồng trẻ của làng Kgiang được bà con ngưỡng mộ, bởi hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản theo truyền thống của người Ba Na: ông giỏi đan lát, bà biết dệt vải. Không dừng lại ở đó, họ thực hành di sản văn hóa cha ông đạt đến trình độ cao về kỹ thuật và nghệ thuật, đồng thời có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc.

Người Ba Na vốn tài hoa, khéo tay nên đàn ông thường đan được các vật dụng phục vụ sinh hoạt, từ chiếc giỏ đựng cá đến cái nong, cái nia, rổ, rá, gùi đựng. Vốn yêu thích đan lát lại ham học hỏi, ông không chỉ đan những vật dụng thông thường mà còn học cách tạo hoa văn truyền thống, trang trí cho vật dụng thêm đẹp mắt, đậm đà tính dân tộc.

Ông biết đan lát thành thạo rất sớm nên thời trẻ được nhiều cô gái trong làng để mắt tới. Đến nay, đã hơn 40 năm thực hành tri thức dân gian, ông không ngừng sáng tạo và đạt đến trình độ cao về kỹ thuật, nghệ thuật trong nghề. Những hoa văn được ông tạo nên từ mặt trái, mặt phải của sợi nan đan xen, mang vẻ đẹp thật trang nhã, hài hòa.

Vợ chồng nghệ nhân ưu tú Đinh Bi - Đinh Thị Hiền
Vợ chồng nghệ nhân ưu tú Đinh Bi - Đinh Thị Hiền

Nghệ nhân Đinh Bi chia sẻ, ông và vợ đến với nhau một phần cũng vì người này mến tài của người kia. Trong khi ông giỏi đan lát, thì bà rất giỏi nghề dệt vải. Kể về chuyện tình cách đây gần nửa thế kỷ, họ đều nhắc đến sợi dây kết nối 2 người, đó chính là tình yêu với nghề truyền thống. Vì lẽ đó, sống với nhau dưới một mái nhà, hằng ngày thực hành các tri thức dân gian, ông bà luôn gắn kết bền chặt. Thỉnh thoảng ngẫu hứng, ông đưa những sợi chỉ màu của bà vào chiếc gùi đan để tạo điểm nhấn.

Trao truyền văn hóa truyền thống

Điều đặc biệt là cả 2 vợ chồng nghệ nhân Đinh Bi - Đinh Thị Hiền đều được công nhận là Nghệ nhân ưu tú, và càng hiếm có hơn khi cả 4 người con của ông bà đều theo học nghề truyền thống của cha mẹ. Anh con trai đầu Đinh Văn Hay theo cha học đan lát; 3 cô con gái gồm Đinh Thị Hái, Đinh Thị Hằng, Đinh Thị Bem đều nhờ mẹ mà giỏi nghề dệt, trong đó, chị Đinh Thị Hái khéo tay và tâm huyết nhất.

Không chỉ giỏi dệt vải, các thành viên trong gia đình bà Đinh Thị Hiền còn là tay chiêng “cứng” trong dàn cồng chiêng của làng. Vượt qua định kiến chỉ có đàn ông mới đánh chiêng, cả 4 chị em trong gia đình nghệ nhân Đinh Thị Hiền (chị cả), Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương đều đam mê cồng chiêng, hăng hái tham gia đội cồng chiêng nữ. Đội có 45 thành viên, gồm 20 người đánh chiêng và 25 người xoang.

Các thành viên trong gia đình bà Đinh Thị Hiền là tay chiêng “cứng” trong dàn cồng chiêng của làng
Các thành viên trong gia đình bà Đinh Thị Hiền là tay chiêng “cứng” trong dàn cồng chiêng của làng

Đồng thời, 4 chị em còn đóng vai trò chủ chốt của Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm làng Kgiang. Bà Đinh Thị Hiền là Nghệ nhân ưu tú trên lĩnh vực này. Câu lạc bộ là nơi để phụ nữ trong làng học hỏi kinh nghiệm, bảo tồn nghề dệt, nơi các nghệ nhân trao truyền kỹ năng nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.

Chị Đinh Thị Mong, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Kgiang rất tự hào khi nói về những người “phụ nữ kiểu mẫu” của làng: “Gia đình Nghệ nhân ưu tú Đinh Thị Hiền là trường hợp hiếm hoi khi cả 4 chị em đều tham gia các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống. Các cô đều đã lớn tuổi, nhưng khi thành lập Đội chiêng nữ thì lại là những người xung phong tham gia và hăng say tập luyện. Từ ngày thành lập, Đội chiêng nữ tham gia nhiều hoạt động như ngày hội đại đoàn kết, giao lưu cồng chiêng giữa các làng, trình diễn trong các lễ hội, biểu diễn phục vụ khách du lịch”.

Đội cồng chiêng nữ làng Kgiang biểu diễn trong phục dựng Lễ cúng bến nước
Đội cồng chiêng nữ làng Kgiang biểu diễn trong phục dựng Lễ cúng bến nước

Theo phong tục, mỗi khi làng có người chết, Đội chiêng đánh chiêng đưa tiễn cả đêm. Từ khi thành lập, cùng với Đội chiêng của nam giới, Đội chiêng nữ gánh vác một phần trách nhiệm thiêng liêng này. Hoạt động nào cũng có sự tham gia của chị em gia đình nghệ nhân Đinh Thị Hiền.

Ngoài ra, từ ngày gia đình nghệ nhân Đinh Thị Hiền tham gia câu lạc bộ dệt và truyền nghề, chị em trong làng đều hăng hái tham gia. Nhiều người trước đây chỉ lo làm mía, làm mì để phát triển kinh tế, ít quan tâm đến nghề truyền thống thì nay đã mua khung dệt, theo nghệ nhân học dệt vải.

Chị Đinh Thị Kháp, Chủ tịch Hội LHPN xã Kông Lơng Khơng cho hay: “Đây là một đại gia đình Ba Na nhiều thế hệ điển hình của làng, của xã; là gia đình mẫu mực mà chị em trong làng mong muốn học tập, noi theo. Nhờ đóng góp của các chị, làng Kgiang trở thành làng phụ nữ kiểu mẫu nhiều năm qua. Họ góp sức trong hầu hết các hoạt động bảo tồn, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa của địa phương. Nhờ những đóng góp đó, xã Kông Lơng Khơng dẫn đầu huyện Kbang về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.

Trò chuyện với chúng tôi, Nghệ nhân ưu tú Đinh Thị Hiền chia sẻ, anh chị em, con cháu có lo làm kinh tế như thế nào thì cũng không được quên gốc gác, phải giữ cho được văn hóa, nghề truyền thống của ông cha. Những gì bà và các thành viên trong gia đình nỗ lực duy trì đều bắt nguồn từ tình yêu, niềm tự hào với văn hóa truyền thống của dân tộc. Bà tin rằng, khi văn hóa trở thành nền tảng gia đình sẽ xây nên một cộng đồng vững mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các DTTS miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025), sáng 19/4, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, ý nghĩa, thiết thực. Các hoạt động đã thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Pháo hoa thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh, chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Pháo hoa thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh, chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Tào Đạt - 23:21, 19/04/2025
Tối 19/4, tại công viên bờ sông Sài Gòn, TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra màn bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách.
Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:18, 19/04/2025
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lấy ý kiến cử tri vào ngày 20/4 tới, toàn tỉnh sẽ có 56 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 49 xã, 6 phường và 1 đặc khu Lý Sơn), đạt tỷ lệ 32,35%.
Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 22:17, 19/04/2025
Thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các DTTS miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025), sáng 19/4, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, ý nghĩa, thiết thực. Các hoạt động đã thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, du lịch.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Tin tức - Vũ Mừng - 18:47, 19/04/2025
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 16:46, 19/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 16:42, 19/04/2025
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bùng - Vạn Ninh.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 16:35, 19/04/2025
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 16:31, 19/04/2025
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 16:28, 19/04/2025
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.
Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:27, 19/04/2025
Theo phương án được thông qua, tỉnh Quảng Nam sắp xếp từ 233 xã, phường, thị trấn thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố thành 88 xã, phường.