Quét mã QR trong sách để chiêm ngưỡng đồ họa thực tế ảo tăng cường về 54 dân tộc Việt Nam, xem ảnh chân dung và đọc chuyện đời xúc động của đồng bào ở những vùng đất “sơn cùng thủy tận”, hay ngắm nhìn bộ sưu tập búp bê mặc trang phục truyền thống rực rỡ và tỉ mỉ đến từng chi tiết siêu nhỏ…, những trải nghiệm độc đáo ấy có thể lôi cuốn người xem háo hức bước vào hành trình khám phá vẻ đẹp của các tộc người trên khắp đất nước. Đó cũng là thành quả sáng tạo của những tâm hồn mang tình yêu sâu sắc với văn hóa Việt Nam cùng khát khao được sẻ chia, lan tỏa.
Trưng bày “Không gian dệt lụa” vừa vừa được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc tại Di tích Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội).
Khi thông tin nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào chiều tối 15/12 đã dấy lên niềm tự hào và xúc động cho hàng triệu đồng bào Thái nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống" diễn ra từ ngày 17-24/12/2021 tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Ninh Bình. Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Ninh Bình 2021.
Sắc màu 54 -
Thúy Loan-Nghĩa Hiệp -
12:21, 16/12/2021 Trong những năm qua, các câu lạc bộ (CLB), các đội văn nghệ của đồng bào DTTS huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chiều ngày 15/12, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong 48 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này và là Di sản Văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.
Kỳ họp thứ 16 Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể họp ở Paris và tại đây, hồ sơ nghệ thuật xòe Thái của Việt Nam cũng được đệ trình để xin được công nhận.
Nhà thơ Đồng Chuông Tử được nhiều độc giả yêu mến, bởi anh có một tiếng thơ Chăm độc đáo và nổi bật, từng đạt nhiều giải thưởng uy tín về thơ văn.
Với phụ nữ Hà Nhì chỉ cần nhìn cách vấn tóc là có thể phân biệt được cô gái đã có chồng hay chưa. Còn với phụ nữ Si La chỉ qua một chiếc khăn đội đầu có thể biết được rất nhiều thông điệp về tình trạng hôn nhân.
Ngày 11/12, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã tổ chức Khai mạc Lễ hội mùa Đông Bắc Hà năm 2021 với chủ đề “Vũ điệu Cao nguyên Trắng”.
Nhạc sĩ Kpa Ylăng được mệnh danh là cánh chim Ch’rao của núi rừng Tây Nguyên. Những sáng tác của ông dù là âm nhạc, thơ hay công trình nghiên cứu văn hóa đều thấm đẫm "chất" Tây Nguyên. Ông cũng là người có công đầu trong việc đưa trống đôi, cồng ba, chiêng năm của người Ba Na, người Chăm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sau 2 năm gặp bạo bệnh, nhạc sỹ Phú Quang đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8h45 ngày 8/12/2021. Nhạc sỹ Phú Quang ra đi để lại sự tiếc nuối cho hàng triệu công chúng yêu âm nhạc. Với những người yêu Hà Nội, yêu dòng nhạc Phú Quang, tên tuổi của anh, những tình khúc của anh sẽ mãi ở lại trong trái tim người hâm mộ.
Người Dao Thanh Y xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã sinh sống ở vùng đất dưới chân núi Yên Tử hằng trăm năm qua. Bên cạnh những nét văn hóa rất phong phú và đặc sắc như: Lễ cấp sắc, lễ mừng cơm mới, lễ mừng tân gia…, người Dao Thanh Y nơi đây còn bảo lưu nhiều nét đẹp văn hóa, trong đó có lối hát đối đáp đầy tình tứ.
Hội thảo khoa học quốc tế "Bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Xẩm trong xã hội đương đại" vừa được tổ chức trực tuyến tại 2 điểm cầu Ninh Bình (Việt Nam) và Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Đai học Temple (Hoa Kỳ).
Cách đây hơn một thập kỷ, bộ phim Ma làng nổi tiếng trên màn ảnh Việt. Đây là bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm Ma làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong. Cái biệt danh Phong “Ma làng” cũng từ đó gắn với ông như một dấu ấn đậm nét của nhà văn chuyên viết về đề tài nông thôn miền núi.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, khi điều kiện sống thay đổi, sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ thì trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS cũng đã có những cải tiến để thích ứng. Điều này không chỉ có ý nghĩa bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc mà còn có tác dụng lan tỏa những giá trị đó tới cộng đồng, xã hội.
Trong thời kỳ hình thành và phát triển của nền văn minh Việt cổ, dân tộc ta đã có một lớp di vật tiêu biểu tượng trưng xứng đáng, đó là trống đồng. Bảo vật trống đồng Ngọc Lũ hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia với hình dáng cân đối hài hòa, phủ kín mình những hoa văn đẹp nhất.
Với sự tinh tế trong tâm hồn và đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Xá Phó đã dệt nên những bộ trang phục đẹp, mang bản sắc riêng. Qua cách trang trí trên trang phuc, cho thấy người phụ nữ Xá Phó đã đạt đỉnh cao của nghệ thuật trang trí, tạo hình và bố cục hoa văn.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi tháp Nam thuộc Khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ, hạng mục phần thân tháp và cửa hướng Đông (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành). Tổng mức đầu tư dự án gần 6 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh, nhằm mục tiêu bảo tồn di tích.
Trang phục của mỗi dân tộc có những hoa văn, họa tiết khác nhau, giúp phân biệt sắc thái các vùng miền trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Thế nhưng với Đặng Thái Tuấn, dự án "Số hóa thổ cẩm" không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số mà còn là cách giải quyết vấn đề "sinh kế" cho mỗi hộ gia đình, giúp người dân tránh khai thác, tàn phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nơi họ sinh sống.