Xã hội -
Minh Thứ -
10:43, 17/02/2020 Cứ mỗi dịp sau Tết, hàng ngàn người lại xa quê để tìm việc làm. Thu nhập của họ đã góp phần làm thay đổi trong cuộc sống nhiều gia đình. Tuy nhiên, hệ lụy của nó là những đứa trẻ “bị bỏ lại” quê nhà, thiếu vắng tình thương, sự chăm sóc của cha mẹ, gia đình và địa phương thiếu hụt nguồn lao động...
Sau 10 năm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 50.000 lao động, từ đó nâng cao trình độ tay nghề, giải quyết việc làm, qua đó tạo cơ hội cho lao động nâng cao đời sống, góp phần vào công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Xã hội -
Minh Thu -
21:22, 18/11/2019 Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Na Hang (gọi tắt là Trung tâm) đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn mở nhiều lớp dạy nghề phù hợp với đối tượng và nhu cầu lao động của thị trường. Sau khi được dạy nghề, nhiều lao động đã áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Do điều kiện cuộc sống khó khăn, trong khi địa phương thiếu việc làm, thiếu đất sản xuất, nên nhiều người lao động ở Quảng Trị đã tìm kiếm cơ hội bằng xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, do thiếu thông tin nên không ít người, nhất là người dân ở các khu vực nông thôn miền núi rơi vào những chiếc “bẫy” lừa đảo dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã và đang đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lực lượng thanh niên là người DTTS. Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề cho 3.895 học sinh, sinh viên với tổng mức hỗ trợ trên 20 tỷ đồng; trong đó có 3.451 người là DTTS; 191/4.011 doanh nghiệp có chủ sở hữu là người DTTS đã thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 62.500 người.
Không có đất sản xuất, lại không muốn di cư rời xa quê quán, không ít lao động DTTS đã tìm đến những cửa khẩu để tìm việc làm. Ở đây, họ đối diện với nhiều hiểm nguy.
Thiếu việc làm vì không có đất canh tác, thất nghiệp sau khi ra trường vì không tìm được việc làm,... Nhiều lao động DTTS đã tìm kế sinh nhai ở những địa phương khác. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng di cư tự phát với nhiều hệ lụy đi kèm rất khó ngăn chặn.
Thời gian qua, với 7 chính sách hỗ trợ học nghề đang có hiệu lực, lao động DTTS có nhiều cơ hội hơn để học nghề, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Nhưng thực tế, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề, có việc làm vẫn đang còn rất thấp.
Theo báo cáo của UBND xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, 8 tháng đầu năm 2018, địa phương này có 123 trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Tình trạng người dân vượt biên trái phép có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng an ninh trật tự và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hiện nay cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) có giấy phép đang hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Theo đánh giá của Cục An toàn Lao động, sự chủ quan, thờ ơ của người lao động và người sử dụng lao động là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc. Bởi vậy, để những quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đi vào cuộc sống thì việc tăng cường công tác truyền thông là một trong những giải pháp có vai trò đặc biệt quan trọng.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ), bởi đây là một phương án khả thi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống người dân. Để đảm bảo các điều kiện ra nước ngoài lao động, hộ nghèo, hộ DTTS được tiếp cận với kênh cho vay vốn XKLĐ. Tuy nhiên, do nhiều thủ tục ràng buộc, khiến cho người lao động khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Sáng 13/8, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.
Giai đoạn 2010-2017, thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1965/QĐ-TTg, TP . Hà nội đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 172.514 lao động nông thôn; đa phần lao động sau học nghề đã có việc làm, thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu gắn công tác đào tạo với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu thì Hà nội vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tin
Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 21) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) giai đoạn 2012-2020. Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 21 đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực bảo hiểm.
Vì cuộc sống, nhiều lao động ở khu vực nông thôn và miền núi (Nghệ An) đã chọn cho mình con đường xa nhà mưu sinh. Tuy nhiên, để có được đồng tiền đảm bảo cho cuộc sống, họ phải chấp nhận nhiều rủi ro cho bản thân, sự lo lắng bất ổn của gia đình và xã hội…
Khảo sát của Cục An toàn lao động (ATLĐ)-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện một tỷ lệ không nhỏ người lao động không được tiếp nhận thông tin về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đây chính là “lỗ hổng” rất lớn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Thời gian qua, tình trạng lao động chui qua biên giới vẫn diễn ra ở nhiều địa phương tỉnh Bắc Giang, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để ngăn chặn thực tế này, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn; trong đó đẩy mạnh thông tin, vận động người dân tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính thức để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
Lâu nay, vấn đề vận động người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), nhiều người lại hăng hái tham gia XKLĐ để có cuộc sống khấm khá hơn.
Tình trạng sa thải hàng loạt người lao động (NLĐ) độ tuổi ngoài 35 đang xảy ra ở nhiều doanh nghiệp và tỉ lệ NLĐ đề nghị hưởng BHXH một lần vẫn ở mức cao. Đây là vấn đề nóng và thực trạng này là có thật!.