Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Thanh Hóa: Tín hiệu vui từ đào tạo nghề cho LĐNT

Quỳnh Chi - 11:17, 04/02/2020

Sau 10 năm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 50.000 lao động, từ đó nâng cao trình độ tay nghề, giải quyết việc làm, qua đó tạo cơ hội cho lao động nâng cao đời sống, góp phần vào công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Đào tạo nghề cần phải gắn với giải quyết việc làm thì mới phát huy được hiệu quả.
Đào tạo nghề cần phải gắn với giải quyết việc làm thì mới phát huy được hiệu quả

Trong 10 năm triển khai (2010-2019), với số tiền gần 230 tỷ đồng chi cho đào tạo nghề LĐNT, Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng được các cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện; hỗ trợ được 50 nghìn lao động được đào tạo nghề. Phần lớn, các học viên sau khi ra trường đều tìm được việc làm ở địa phương hoặc các công ty doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Minh chứng như huyện Bá Thước, trên cơ sở nhu cầu thực tế, huyện đã thực hiện đào tạo một số ngành nghề, như: Kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản; thêu ren đính cườm theo công nghệ Hàn; công nghệ điện kỹ thuật; đan mũ bẹ ngô phục vụ khách du lịch; dệt thổ cẩm. Giai đoạn 2016 - 2019, hơn 20 nghìn lao động trên địa bàn huyện đã được đào tạo nghề, gần 10.000 lao động đã giải quyết việc làm, hơn 2.000 người đi xuất khẩu lao động.

Riêng năm 2019, địa phương đã đào tạo được hơn 2.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 252 người. Kết quả này đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46,09% trong năm 2010 xuống còn 7,26% năm 2019.

Ông Lê Phú Hiền, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Bá Thước cho biết: Trên địa bàn, việc đào tạo nghề thêu ren đính cườm đang mang lại hiệu quả cao nhất. Học viên vừa học, vừa làm sản phẩm sẽ có ngay doanh nghiệp đến lấy. Hai năm trước, có nghề đan mũ bẹ ngô nhưng sau này không phát huy được hiệu quả do thiếu nguyên liệu, nên những năm sau huyện không đưa nghề này vào đào tạo nữa.

Tại huyện vùng biên Mường Lát, một số nghề đào tạo như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; thú y… cũng đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Sau khi tham gia các lớp dạy nghề, nhiều hộ gia đình đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng cao hơn trước. Hay nghề phi nông nghiệp như “Kỹ thuật xây dựng” cũng tạo cơ hội cho một số lao động có việc làm ổn định tăng thu nhập.

Tại huyện Thường Xuân, một trong những huyện miền núi nghèo, với tỷ lệ người DTTS chiếm đa số, huyện đã mở các lớp dạy nghề phù hợp với từng xã như nghề mây tre đan, trồng nấm, nuôi ong, dệt thổ cẩm… Nhờ vậy, 90% lao động có việc làm ổn định, học viên chủ yếu tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định.

Bà Nguyễn Thị Định, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân cho biết: Do thời gian học nghề ngắn chỉ 3 tháng, nên một số nghề phi nông nghiệp như hàn, điện chưa phát huy hết hiệu quả. Các học viên học nghề xong mới chỉ ở mức có thể phục vụ nhu cầu trong gia đình, chưa sống được với nghề. Từ thực tế này, huyện đã chủ động chuyển đổi sang đào tạo các nghề khác phù hợp với thực tế của địa phương hơn, như dệt thổ cẩm, du lịch gia đình.

Cũng theo bà Định, vẫn còn một bộ phận LĐNT không mặn mà với việc học nghề, chưa thấy được lợi ích của học nghề, do đó công tác tuyển sinh các lớp nghề của địa phương gặp khó khăn, khiến cho hiệu quả đào tạo nghề chưa cao. Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi, cần giải pháp khắc phục phù hợp với thực tế hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lạng Sơn: Hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ khởi nghiệp

Lạng Sơn: Hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ khởi nghiệp

Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin tức - Việt Hải - Thùy Trang - Mai Hương - 1 giờ trước
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.
Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Chính sách Dân tộc - Thanh Phong - 4 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Sau một thời gian triển khai, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tạo động lực thoát nghèo bền vững.
Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Du lịch - Thái Sơn Ngọc- Núi Xanh - 4 giờ trước
Đồi cát Nam Cương, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được giới chuyên môn du lịch ghi nhận là một trong những “tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á. Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Nam, đồi cát Nam Cương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng cát bay ven biển Nam Trung Bộ.
Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Gần đây, suối Tà Má bỗng trở thành một điểm đến "hot" không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Suối Tà Má thuộc làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tựa như nàng công chúa ngủ quên trong rừng bỗng chợt bừng tỉnh, đánh thức cả núi rừng.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà" thưởng thức trà Ocop 5 sao

Kinh tế - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.
Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Văn Hoa - 4 giờ trước
Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xóa nhà tạm, nhà đột nát cho Nhân dân. Theo đó, đã có 1.975 nhà được xây mới, 223 nhà được sửa chữa. Qua rà soát, hiện nay, toàn tỉnh còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp dồn toàn lực phấn đấu hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột vào 30/6/2025.
Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Ngày 27/3, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng 200 xuất quà trị giá 200 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao Lào Cai có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. Dự buổi trao tặng có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 4 giờ trước
Nhằm phổ cập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên, giúp sinh viên, thanh niên quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, ngày 26/3, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028.
Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Tin tức - Nguyễn Quang Vinh - 4 giờ trước
Tại thôn Kon Rơ Bang 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, UBND xã Vinh Quang tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo hộ có khó khăn về nhà ở cho hộ gia đình ông A Nơch.
Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho Dự thảo luật về Lĩnh vực dân tộc”.