Nhiều năm nay, tại Tây Nguyên vẫn xảy ra tình trạng “cò lao động” dụ dỗ trẻ em đi làm việc ngoại tỉnh. Mặc dù, các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc, nhưng tình trạng này không những không chấm dứt mà càng lan rộng hơn.
Anh Cụt Văn Ỏn ở Nghệ An hỏi, tôi vừa xuống Hà Nội làm việc được 1 tuần nay trong một công ty xây dựng. Tuy nhiên, khi tôi xin được việc, chủ doanh nghiệp yêu cầu tôi phải đặt lại giấy chứng minh thư gốc. Xin hỏi, chủ doanh nghiệp làm như vậy có đúng không? Trong trường hợp này tôi phải làm gì?
Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước còn 7,29% thanh niên tương đương với 243 nghìn người có trình độ cao đẳng trở lên thất nghiệp. Dù đã giảm so với quý IV năm 2016 nhưng con số này vẫn cho thấy những bất hợp lý của thị trường lao động, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ trong giải quyết việc làm cho thanh niên.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo tư vấn xây dựng pháp luật về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức mới đây. Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là lao động hộ gia đình không hưởng lương.
Cục quản lý lao động ngoài nước nghiêm cấm việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các khu vực bị nhiễm xạ, bị nhiễm độc và khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Đã có một thời, ở đâu, lúc nào chúng ta cũng tự hào mời gọi các nhà đầu tư bằng lợi thế lao động giá rẻ. Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, lao động giá rẻ, không còn hấp dẫn, bởi lao động giá rẻ thường đi liền với năng suất thấp.
Từ tháng 3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32). Song đến nay, nghề CTXH vẫn còn khá lạ lẫm với phần đông người dân. Người làm nghề chưa nhận được sự ủng hộ đúng mức của xã hội.
Trong những năm gần đây, các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, còn tập trung đẩy mạnh công tác điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp để “bắt tay” giải quyết khâu đầu ra cho người học.
Năm 2017, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bình Định đã có những chuyển biến tích cực khi gắn với nhu cầu lao động và định hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Song bên cạnh đó, vẫn tồn tại những hạn chế trong nhận thức về phân cấp đào tạo nghề, xây dựng mô hình đào tạo gắn liền với giải quyết việc làm.
Theo Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ 1/1/2018, người sử dụng lao động dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù 12 năm.