Luật sư Phạm Ngọc Lan:
Theo Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được phép giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Như vậy, hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người quản lý công ty trên là vi phạm pháp luật lao động.
Theo khoản 2, khoản 3, Điều 5 Nghị định Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì hành vi này của người quản lý đó bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, hành vi người chủ sử dụng lao động của anh giữ giấy tờ tùy thân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đồng thời, họ phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân cho anh.
Trong trường hợp này, anh có thể trao đổi lại với phía công ty để đòi lại giấy tờ tùy thân, hoặc báo cáo thanh tra lao động, công đoàn mà công ty đóng chân hoặc công an khu vực gần nhất.
THIÊN ĐỨC ( T/H )