Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gắn kết dạy nghề với nông thôn mới ở K’Bang

PV - 11:18, 15/05/2018

Khi bắt tay chiêu sinh và đào tạo hàng loạt học viên, chủ yếu là người DTTS trên địa bàn, huyện K’Bang (Gia Lai) xác định, công tác dạy nghề phải song hành với việc làm từ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Những lao động có tay nghề này sẽ được các nhà thầu cam kết tuyển dụng để xây dựng công trình dự án ở chính quê hương mình, qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây được xem là cách làm hay của huyện vùng sâu K’Bang.

Học nghề thiết thực, có việc ngay

Để tạo điều kiện cho lực lượng lao động của địa phương có việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, huyện đã tạo nên sợi dây kết nối chặt chẽ giữa các nhà thầu xây dựng với các học viên của địa phương đã tốt nghiệp nghề thợ nề. Huyện K’Bang cũng chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn phải thường xuyên quan tâm bố trí việc làm, các công trình xây dựng trên địa bàn xã, thị trấn nào thì cần bố trí lao động địa phương vào làm việc.

Các công trình do người Ba Na ở K’Bang tham gia xây dựng. Các công trình do người Ba Na ở K’Bang tham gia xây dựng.

Xác định nghề thợ nề là một trong những nghề thiết thực, đào tạo là có việc làm ngay nên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên K’Bang đến tận các thôn buôn để tuyển sinh, vận động người dân tham gia học nghề. Riêng từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2018 đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho gần 120 học viên học nghề thợ nề. Trong số này chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Na, Xơ-đăng…

Anh Đinh Văn Trúc, người Ba Na ở làng Tờ Mật, xã Đông chia sẻ: Mình vừa tốt nghiệp nghề thợ nề xong. Trước cứ nghĩ làm xong vài vạt rẫy rồi tụ tập cùng thanh niên trong làng đi chơi, uống rượu nên cuộc sống chẳng khấm khá lên được. Thời gian nhàn rỗi nhiều mà cuộc sống lại cứ khó khăn nên khi được vận động đi học nghề sẽ có thu nhập ổn định hằng tháng, mình đi học ngay. Ngay cuối tháng 5/2018 này, mình sẽ chính thức làm công nhân xây dựng cho một công ty đang thi công đường NTM ở huyện.

Theo anh Trúc và nhiều học viên người Ba Na khác thì khi tham gia các lớp học nghề, học viên được chỉ bảo tận tình các kỹ thuật từ dễ đến khó như: Phân loại vật liệu, kỹ thuật trộn vữa xây trát, kỹ thuật đào móng, trộn bê tông, ốp lát chỉ… Đặc biệt, trong quá trình đào tạo học lý thuyết đến đâu thực hành đến đó nên học viên nắm vững kiến thức hơn.

Hầu hết các học viên sau khi nhận chứng chỉ đã có việc làm ngay. Anh Đinh Văn Blăng (người Ba Na ở làng Tờ Mật, xã Đông) cho biết: Được học theo kiểu cầm tay chỉ việc nên khi tốt nghiệp ra đi làm không còn bỡ ngỡ nữa. Các chủ công trình xây dựng nhà cửa, cơ quan, cầu cống… ở huyện đều đánh giá người Ba Na, Xơ-đăng… chúng tôi làm việc có tiến bộ nên ai cũng vui và háo hức làm việc hơn.

Vươn lên thoát nghèo

Sát cánh với công tác giải quyết việc làm ở địa phương, bà Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Đông khẳng định: Xã luôn sâu sát với công tác dạy nghề. Lớp học nghề nào chuẩn bị bế giảng là xã lên kế hoạch bố trí việc làm ngay. Đặc biệt, nghề thợ nề hiện nay rất chuộng. Các chủ công trình xây dựng NRM ở xã đều sẵn sàng nhận lao động đã được đào tạo vào làm việc. Vừa làm, người địa phương vừa được rèn luyện và nâng cao thêm kỹ năng nghề nghiệp thông qua thực tế.

Nhiều lao động người Ba Na ở xã Đông sau khi học nghề thợ nề xong có việc làm ngay. Nhiều lao động người Ba Na ở xã Đông sau khi học nghề thợ nề xong có việc làm ngay.

Không chỉ tích cực vào các doanh nghiệp xây dựng công trình NTM để làm việc, nhiều lao động là người DTTS ở K’Bang còn tự nhận một số công trình xây dựng nhà ở quanh thôn xã của mình. Anh Đinh Tiếp ở thôn 2, xã Đắk HLơ vui mừng, kể: Mình học xong nghề, làm cho các công trình NTM một thời gian, kỹ thuật được củng cố nên bà con ở một số thôn buôn khi làm nhà xây cấp 4 đã giao cho mình và các học viên khác ở địa phương tiến hành. Kỹ thuật làm nhà cấp 4 cũng không khó nên chúng tôi làm rất đảm bảo. Từ ngày học nghề, tình trạng rượu chè say xỉn lúc nông nhàn giảm hẳn, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Nhìn những con đường bê tông láng mịn chạy qua địa bàn xã, anh Đinh Bluc ở thôn Tuch Răn, xã Kông Pla tự hào: Những con đường này đều hình thành trong Chương trình xây dựng NTM và chúng tôi được tham gia xây dựng nó. Được các nhà thầu nhận vào làm, trả công 6 triệu đồng/tháng vừa thoát nghèo vừa vui thích vì được làm nghề trên chính, địa phương của mình. Thông qua lao động trong các doanh nghiệp, những người Ba Na, Xơ-đăng chúng tôi cũng thay đổi thói quen lao động, dần hình thành tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.

ĐÔNG HƯNG - MỸ NGA

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 4 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 4 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 4 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.