Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việc làm cho thanh niên vùng cao: Cần nhiều giải pháp đồng bộ

PV - 09:14, 09/04/2018

Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước còn 7,29% thanh niên tương đương với 243 nghìn người có trình độ cao đẳng trở lên thất nghiệp. Dù đã giảm so với quý IV năm 2016 nhưng con số này vẫn cho thấy những bất hợp lý của thị trường lao động, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ trong giải quyết việc làm cho thanh niên.

Học rồi thất nghiệp

Gia đình anh Bùi Xuân Thuỷ (50 tuổi) trú tại xóm Nuông Chung, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình sinh được 2 cậu con trai. Người con trai lớn học Đại học Sư phạm Tây Bắc ra trường nhiều năm nhưng vẫn không xin được việc làm. Sau thời gian ở nhà phụ giúp bố mẹ, người con lớn tiếp tục theo học khoá tổ chức hành chính tại một trường đại học với hy vọng xin được việc ở một cơ quan xã, huyện nào đó. Như vậy, tính cả thời gian đi học và chờ đợi việc làm rồi tiếp tục học tiếp cũng đã 6-7 năm nhưng cậu con trai lớn của anh Thuỷ vẫn chưa định hướng được nghề nghiệp tương lai của mình.

Nhiều lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng không tìm được việc làm nên đã chọn nghề chăn nuôi để lập nghiệp. Nhiều lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng không tìm được việc làm nên đã chọn nghề chăn nuôi để lập nghiệp.

 

Người con trai thứ 2 của anh Thuỷ cũng theo học 3 năm kế toán một trường cao đẳng của tỉnh Hoà Bình. Sau khi tốt nghiệp ra trường dù gõ cửa khắp nơi nhưng em vẫn không xin được việc. Cực chẳng đã vợ chồng anh Thuỷ phải cưới vợ cho con và để con trở về công việc gia đình bấy lâu là làm nương rẫy, kết hợp chăn nuôi.

Em Nông Thị Thanh Hoa, trú tại phố Ngã Ba (thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), bố là thương binh, mẹ thường xuyên đau ốm bệnh tật. Bố mẹ cố gắng chi tiêu tiết kiệm chu cấp cho 2 người con học đến đại học bằng đồng lương trợ cấp hằng tháng. Thế nhưng, khi cả 2 chị em học xong không xin được việc làm.

Theo thống kê của xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn hiện nay xã có 8 trường hợp như: Bùi Thị Hiền (SN 1983) học Cao đẳng Công nghệ Bắc Kạn, Trịnh Thị Việt (SN 1982) học Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Hà Thị Nhung (SN 1993) học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên… đến nay vẫn chưa có việc làm.

Khó khăn tìm giải pháp

Việc thừa lao động qua đào tạo ở vùng miền núi, dân tộc đang gây ra những tác động đáng lo ngại đến tư tưởng của người dân. Nguyên nhân của vấn đề nói trên cũng xuất phát từ nhiều phía mà nguyên nhân chính trước hết là công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp của địa phương chưa được chú trọng, quan tâm. Điều này đã khiến việc lựa chọn ngành nghề của các em phần lớn theo tâm lý, sở thích với tư tưởng mong muốn thoát ly sản xuất nông nghiệp, để xin vào biên chế cơ quan nhà nước… Đây chính là vấn đề cốt lõi khiến phần lớn các sinh viên sau khi tốt nghiệp không tìm kiếm được việc làm theo chuyên ngành đã được đào tạo.

Ông Lương Kim Phong, Trưởng phòng Lao động Việc làm, Sở LĐTB&XH Bắc Kạn cho biết: Mỗi năm tỉnh Bắc Kạn phải giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 người/lao động. Thế nhưng dù cố gắng mỗi năm tỉnh cũng chỉ tạo việc làm mới cho khoảng 3.000 lao động. Còn lại khoảng 3.000 lao động cần có chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm. Giải quyết được vấn đề này thì kinh tế-xã hội của tỉnh mới có bước phát triển bền vững, đồng thời giải tỏa những vấn đề mang tính xã hội khác có liên quan.

Còn ông Nguyễn Thanh Thủy, PGĐ Sở LĐTB&XH tỉnh Hoà Bình cho biết: Trước thực trạng trên, chính quyền và ngành Giáo dục một số địa phương đang triển khai nhiều biện pháp để tháo gỡ. Trong đó chú trọng vào khâu đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề từ các bậc THCS, THPT, như: phân luồng giáo dục cũng như đào tạo nghề ngay từ ở bậc học THCS. Cùng với việc học văn hóa, các em đã được đào tạo một số nghề cơ bản như cơ khí, may mặc. Công tác này được duy trì cho đến khi các em học lên THPT và hoàn toàn miễn phí. Đây được xác định là một trong những yếu tố then chốt kéo giảm tỷ lệ sinh viên không có việc làm sau đào tạo.

Thiết nghĩ, để từng bước khắc phục thực trạng trên, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức trong nhân dân. Bên cạnh đó, chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề ngay từ các bậc học THCS, THPT; đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho công tác đào tạo nghề cũng như thu hút các dự án đầu tư, tạo công ăn việc làm.

Doãn Kiên

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 6 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.