Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi việc tìm người

PV - 13:46, 29/05/2018

Bà Lê Thị Phương Hoa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hải Dương (thuộc Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương) cho biết, trong những năm gần đây, thị trường lao động của Hải Dương bị “khủng hoảng” thiếu lao động phổ thông.

Để giải quyết bài toán này, Trung tâm đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Hải Dương làm việc và ký kết với các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc để tạo nguồn cung ứng lao động.

Cầu nối doanh nghiệp với lao động

Riêng trong năm 2017, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã ký kết biên bản thỏa thuận về cung ứng thị trường lao động với tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Theo đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương sẽ chủ động trao đổi thông tin về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn cho tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Trung tâm Dịch vụ Việc làm chịu trách nhiệm trong việc liên kết phối hợp mở các phiên giao dịch việc làm.

Nhiều lao động đã đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hải Dương đăng ký tìm việc Nhiều lao động đã đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hải Dương đăng ký tìm việc

 

Trong năm 2017, ngay tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hải Dương, hàng tuần đều mở các sàn giao dịch trực tiếp và trực tuyến qua internet để kết nối doanh nghiệp với lao động. Ngoài ra, đối với các vùng sâu, vùng xa, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hải Dương còn đưa các doanh nghiệp tới tận địa bàn mà tỉnh đã ký kết trước đó.

Đơn cử, năm 2017, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hải Dương đưa doanh nghiệp tới làm việc với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Giang ,Tuyên Quang và Phòng Lao động các huyện rồi về trực tiếp đến các xã tuyển lao động. Ngược lại, ngành Lao động tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang cũng giám sát chặt chẽ, đến tận nơi khảo sát, kiểm tra đời sống của công nhân khi làm việc tại địa bàn Hải Dương.

Bà Lê Thị Phương Hoa cho biết thêm, với cách làm này, Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tuyển dụng được 700 lao động ở Hà Giang, hơn 100 lao động ở Tuyên Quang. Đây chỉ là những con số bước đầu, thời gian tới Hải Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công việc này và hy vọng sẽ tuyển được nhiều lao động hơn.

Sinh kế mới

Chị Sùng Thị Máy, dân tộc Mông, năm nay 22 tuổi, hiện đang làm cho Công ty may Tinh Lợi (Hải Dương) vui mừng cho biết, quê chị vốn ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang, quanh năm khô, khát. Cả nhà chỉ trông vào vào nương ngô, năm được năm mất. Rất may tháng 7/2017, Đoàn công tác từ dưới xuôi lên xã chị tuyển công nhân may.

Chị Máy cho biết, khi đó không biết Hải Dương là ở đâu nhưng thấy bảo đi làm có lương thì mừng lắm. Khi được tuyển dụng, chị được Công ty hỗ trợ 500 ngàn đồng tiền đi xe ô tô. Mỗi tháng chị cũng được hỗ trợ thêm 600 ngàn đồng tiền thuê trọ. Ngoài ra khi mới xuống chị còn được phát 1 thùng mỳ tôm, gạo cùng chăn màn. Qua 2 tháng học việc, chị đã có thể làm chính thức. Hiện nay, lương của chị đã đạt gần 6 triệu đồng/tháng. Tết vừa rồi, về quê chị đã có tiền mua cho con quần áo mới, cả nhà cũng có một cái Tết no đủ nhất từ trước đến giờ.

Còn anh Hoàng Văn Ví, dân tộc Tày ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang), hiện nay là công nhân Nhà máy sứ Hải Dương cho biết, thông qua buổi giới thiệu việc làm của xã, anh đã được tuyển dụng về làm công nhân tại đây. Khi mới nhận thông báo trúng tuyển bản thân anh cùng gia đình cũng rất lo lắng vì nhà anh chưa ai đi ra ngoài tỉnh bao giờ. Tuy nhiên, sau vài tháng làm quen, anh đã ổn định cuộc sống. Công việc ban đầu tuy còn bỡ ngỡ nhưng dần dần anh cũng quen. Hiện nay, thu nhập của anh Ví đã đạt trên 5 triệu đồng. Với số tiền này anh có thể nuôi các con đi học và để được 1 phần tích cóp. Khi về quê anh cũng kể lại công việc của mình dưới xuôi để bà con yên tâm và tích cực cùng tham gia.

Anh Vương Khánh Dương, phòng Nhân sự, Công ty may Tinh Lợi cho biết, hiện nay công ty có khoảng 18.000 lao động với 4000 lao động ngoại tỉnh. Trong đó có nhiều lao động đến từ vùng sâu, vùng xa như: Hà Giang có 350 lao động, Sơn La 273 lao động, Lai Châu 73 lao động, Lào Cai 60 lao động… Các lao động này chủ yếu là nữ thuộc nhiều dân tộc khác nhau như : Tày, Thái, Mông, Dao…

Đánh giá về công nhân người DTTS, anh Vương Khánh Dương cho biết, ban đầu các công nhân này tiếp cận công việc khá chậm. Nhưng bù lại họ rất cần cù, siêng năng và thật thà trong công việc. Sau một thời gian làm việc, hiệu quả lao động của họ so với các lao động khác trong Công ty là tương đối cao. Công ty coi đây là nơi cung cấp lao động lý tưởng nên tiếp tục kết hợp với cơ quan chức năng tuyển dụng lao động.

HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ GTVT ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẵn sàng cho Lễ khai mạc triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024

Sẵn sàng cho Lễ khai mạc triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024

Tin tức - Minh Nhật - 22:24, 17/12/2024
Sáng 17/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm đã chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 và kiểm tra công tác chuẩn bị.
Bình Định đặt mục tiêu đón 10 triệu khách trong năm 2025

Bình Định đặt mục tiêu đón 10 triệu khách trong năm 2025

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:23, 17/12/2024
Năm 2025, ngành Du lịch tỉnh Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 26.000 tỷ đồng.
Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 22:22, 17/12/2024
Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên: Thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn

Phú Yên: Thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:21, 17/12/2024
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2025.
Bình Định: Dành hơn 93 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo tháp Dương Long

Bình Định: Dành hơn 93 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo tháp Dương Long

Tìm trong di sản - T.Nhân - H.Trường - 22:20, 17/12/2024
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn (Bình Định) với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.