Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cho vay học nghề đối với lao động DTTS: Cần một cách làm khác

PV - 09:50, 28/09/2018

Thời gian qua, với 7 chính sách hỗ trợ học nghề đang có hiệu lực, lao động DTTS có nhiều cơ hội hơn để học nghề, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Nhưng thực tế, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề, có việc làm vẫn đang còn rất thấp.

Học cũng như không!

Tình trạng thanh niên DTTS thiếu việc làm đang diễn ra rất trầm trọng, là rào cản cho việc phát triển kinh tế-xã hội cũng như gây áp lực rất lớn đến việc triển khai các chính sách an sinh xã hội ở vùng DTTS và miền núi. Tại phiên thẩm tra tình hình kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi năm 2016-2018 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội ngày 24/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên DTTS hiện chiếm 5,76%, cao gấp 2,5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước (2,34%).

Ở nhiều địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống có khả năng đem lại thu nhập cho người dân, nhưng đầu ra của sản phẩm vẫn là bài toán khó. (Ảnh minh họa) Ở nhiều địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống có khả năng đem lại thu nhập cho người dân, nhưng đầu ra của sản phẩm vẫn là bài toán khó. (Ảnh minh họa)

Rõ ràng đây là một sự trăn trở của người đứng đầu cơ quan công tác dân tộc. Không trăn trở sao được khi tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi vẫn ở mức cao, chiếm tới 52,7% tổng số hộ nghèo cả nước. Đã có nhiều giải pháp được triển khai để giảm nghèo vùng DTTS và miền núi; nhưng rất nhiều giải pháp chưa thể thực thi, hoặc không thể thực thi. Việc bố trí đất sản xuất, dù đã được quy định tại nhiều chính sách hỗ trợ nhưng “tắc” vì quỹ đất không còn, hoặc do định mức hỗ trợ thấp; một số chính sách hỗ trợ trực tiếp thì vô tình tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại;…

Trong bối cảnh đó, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động DTTS, nhất là lực lượng thanh niên, được xem là “cứu cánh”. Tuy nhiên, kết quả đào tạo nghề cho thanh niên DTTS còn quá khiêm tốn. Theo thống kê, cả nước có gần 4 triệu thanh niên DTTS; nhưng tỷ lệ thanh niên qua đào tạo nghề (chủ yếu là sơ cấp nghề dưới 3 tháng) chỉ chiếm khoảng 3%; tương đương khoảng 120 nghìn lao động.

Không chỉ ít về số lượng mà chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS cũng là vấn đề cần quan tâm. Dẫu chưa có một cuộc khảo sát chính thức nhưng có thể khẳng định, đa số lao động DTTS đều được đào tạo về nông nghiệp. Bởi, với thời gian đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng), việc tham gia học nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) là phù hợp nhất. Đang làm nông, đi học nghề nông nghiệp nên học xong dù không có việc làm mới thì lao động vẫn có việc làm.

Có lẽ đây là cơ sở để Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề của lao động nông thôn đạt 80%. Còn 20% không có việc làm sau đào tạo nghề thuộc vào nhóm lao động học nghề phi nông nghiệp?

Số liệu này tương đối phù hợp với kết quả khảo sát của Tổ chức Oxfam tại 7 địa phương triển khai đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Theo Oxfam, đa số người học kiếm được việc làm là học nghề nông, vì họ đang làm nông nghiệp, học xong về vẫn làm nông nghiệp. Oxfam còn đưa ra số liệu: tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề thuộc hộ thoát nghèo chỉ chiếm 4-5%, có địa phương như Trà Vinh chỉ 0,5%, Quảng Trị chỉ 1%; số lao động sau học nghề có thu nhập khá cũng rất thấp, như Đăk Nông chỉ 0,7%, Hòa Bình 0,9%, Nghệ An 2,3%...

Chuyển hướng cho vay học nghề

Nhiều năm qua, chính sách đào tạo nghề đã được quy định ở nhiều Chương trình (134, 75, 1956,…); đồng thời, một nguồn lực không hề nhỏ cũng đã được bố trí để thực hiện. Chỉ tính riêng thực hiện Đề án 1956, từ năm 2011 đến năm 2016, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng/năm để triển khai.

Giai đoạn 2017-2020, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Nhưng nguồn kinh phí thực hiện cũng được phân khai rất cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2017-2020, hơn 1.750 tỷ đồng được cấp để thực hiện đề án, trong đó cấp cho địa phương 1.702 tỷ đồng, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 48 tỷ đồng. Ngoài ra, chính sách đào tạo nghề còn được lồng ghép từ nhiều chương trình, dự án khác.

Rõ ràng, nguồn lực hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là không thiếu. Nhưng điểm mấu chốt vẫn là cách triển khai chưa phù hợp. Các chính sách hỗ trợ học nghề chủ yếu vẫn cho “con cá”, chưa thực sự tạo ra “cần câu” cho lao động DTTS. Với quy định hỗ trợ bằng tiền mặt cho các học viên tham gia học nghề, chính sách đào tạo nghề đã “đẻ” ra rất nhiều lớp học theo kiểu “đánh trống ghi tên”, “học giả, nhận tiền thật”.

Sau nhiều lần điều chỉnh chính sách nhưng cơ chế hỗ trợ học nghề vẫn giữ nguyên theo hình thức “cho không”. Mới đây nhất, theo Thông tư 58/2017/TT-BTC, ngày 13/6/2017 của Bộ Tài chính, lao động DTTS thuộc hộ nghèo tại khu vực miền núi, vùng ĐBKK sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo 4 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Thông thường, “cho không” thì rất dễ “mất không”. Kết quả quá khiêm tốn trong đào tạo nghề cho lao động DTTS thời gian qua đã làm dấy lên những hoài nghi về chính sách này. Nhưng phải khẳng định, trong điều kiện khó giải quyết đất sản xuất, để giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác. Do vậy, đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới cho lao động DTTS phải là giải pháp được quan tâm hàng đầu.

Vấn đề ở chỗ là cần thay đổi cách làm, từ cho không chuyển dần sang cho vay, từ hỗ trợ không điều kiện sang hỗ trợ có điều kiện. Việc xây dựng chính sách cho vay học nghề đối với lao động DTTS sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Trong đó, cho vay học nghề sẽ giảm thiểu được tình trạng lãng phí nguồn lực đầu tư từ ngân sách; tránh hiện tượng trục lợi chính sách. Nhưng quan trọng hơn, việc cho vay học nghề sẽ khuyến khích tinh thần tự giác vươn lên của lao động, là động lực quan trọng nhất để thoát nghèo bền vững.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tháo gỡ những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi phía Nam

Tháo gỡ những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi phía Nam

Việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã cho thấy nhiều kết quả rõ rệt. Thế nhưng, để Dự án có thể thực sự đi vào cuộc sống, vẫn cần các cấp, các ngành vào cuộc, tháo gỡ nhiều vướng mắc ở một số nội dung.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 10 giờ trước
Toàn tỉnh Quảng Trị có 5 huyện/35 xã, thị trấn, với 93 địa bàn được chọn thực hiện cuộc Điều tra thu thập thông về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024. Do làm tốt khâu chuẩn bị và sự vào cuộc đồng hành của đội ngũ Người có uy tín, già làng, Trưởng bản nên việc điều tra thu thập thông tin diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Đêm nhạc thiện nguyện

Đêm nhạc thiện nguyện "Bond Live In Vietnam" gây quỹ ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tin tức - N. Ánh - 10 giờ trước
Đêm nhạc "Bond Live In Vietnam" sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 5/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Toàn bộ tiền bán vé đêm nhạc sẽ được ủng hộ cho quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ số 3 với ý nghĩa để âm nhạc lan tỏa và kết nối được tình yêu thương của mọi người.
Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm trong di sản - Lê Hường - 10 giờ trước
Ngày 13/9, Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai lần thứ 3, năm 2024. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật, trong đó có nhiều mảnh đá trang sức.
Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Tin tức - Hải Sơn - 10 giờ trước
Trong những ngày mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho Nhân dân tại huyện Bảo Yên, hàng tấn rau củ quả, thuốc men, bánh, sữa, nước uống và đèn pin đã được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai trao đến tận tay người dân trên địa bàn thị trấn Phố Ràng và các xã lân cận. Công tác hậu cần hỗ trợ người dân khắc phục những khó khăn trước mắt vẫn tiếp tục được lực lượng QLTT tỉnh Lào Cai thực hiện từ ngày 11/9 đến nay với sự đồng hành, chung tay của CBCC lực lượng QLTT, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sau 3 ngày căng mình tìm kiếm các nạn nhân tại vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân, nâng tổng số người thiệt mạng tại đây lên 13 người.
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chiều ngày 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu đã tới thăm, nắm tình hình thực tế tại cơ sở và động viên, chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào DTTS do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Để tăng cường công tác khắc phục hậu quả thiên tai, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thành lập đoàn vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm, khơi thông đường giao thông vào các xã đang bị cô lập.
Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Phóng sự - Thanh Hải - 19:40, 13/09/2024
Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi…cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Du lịch - Nguyệt Anh - 19:37, 13/09/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại tỉnh Quảng Bình năm 2024. Chương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu.
Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Tin tức - Nguyệt Anh - 19:36, 13/09/2024
Sau gần một tuần chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi, ngày 13/9, vịnh Hạ Long đã chính thức "mở cửa" trở lại, cho phép các tàu du lịch hoạt động bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi nhịp sống và các hoạt động du lịch dần trở lại bình thường sau thời gian bị bão tàn phá.
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thời sự - PV - 19:35, 13/09/2024
Sáng 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã rời Thành phố Hồ Chí Minh về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Sau khi về nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã gửi Thư cảm ơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư: