Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh, với trên 96% dân số là đồng bào DTTS. Trong vài năm trở lại đây để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, huyện Bình Liêu đã chú trọng tổ chức các lớp học nghề phù hợp với xu hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An có địa chỉ tại huyện miền núi Con Cuông với nhiệm vụ đào tạo nghề và tìm việc làm cho lao động là con em các huyện miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ và huyện Thanh Chương. Trong nhiều năm qua, với tâm huyết và trách nhiệm của mình, các thầy cố giáo nhà trường đã nỗ lực vượt khó để góp phần đưa ngôi trường trở thành địa chỉ tin cậy của học sinh, phụ huynh vùng DTTS thông qua việc hỗ trợ, đồng hành cùng các em lựa chọn học nghề một cách đúng đắn, hiệu quả để lập thân, lập nghiệp.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân được huyện chú trọng, là ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ được học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhiều người đồng bào DTTS có trên địa bàn huyện thu nhập ổn định, đời sống nâng cao.
Chiều 9/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa có văn bản đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mở thêm lớp 10 hệ Giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024. Đây là vấn đề mà hiện nay một số phụ huynh rất quan tâm.
Năm học 2023 - 2024, Trường Cao đẳng Lào Cai sẽ thành lập thêm 4 khoa đào tạo nghề, nâng tổng số khoa của trường lên 9 khoa chuyên môn với nhiều chuyên ngành đào tạo.
Trong năm 2021, có 109 học sinh DTTS đăng ký và được Hội đồng tuyển sinh cấp huyện, tỉnh xét duyệt trúng tuyển cho 109/109 học sinh DTTS với các ngành, nghề phù hợp.
Nâng cao chất lượng, kỹ năng của lao động Việt Nam, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid 19, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) xung quanh vấn đề này.
Xã hội -
Vân Khánh-CĐ -
08:00, 22/12/2021 Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương mở những nút thắt lâu nay trong việc thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.
Không muốn những tâm huyết cả đời của ông nội và người cha quá cố bị lãng quên và muốn làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm luôn được gìn giữ, ông Nguyễn Trọng Hà (SN 1974), ở Tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề rèn suốt 30 năm qua.
Xã hội -
Trọng Bảo -
18:38, 22/08/2023 Từ ngày 22/8, Trường Cao đẳng Lào Cai bắt đầu tổ chức đón học sinh đăng ký học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Thống kê ban đầu, có khoảng gần 1.500 thí sinh là con em đồng bào các dân tộc các tỉnh Tây Bắc đăng ký học nghề tại trường.
Xã hội -
Thúy Hồng -
13:58, 26/04/2022 Những năm qua, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) nói chung, lao động là người DTTS nói riêng đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến tích cực về việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, nhìn lại công tác đào tạo nghề cũng còn không ít những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay...
Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Xã hội -
BĐT -
10:31, 15/05/2022 Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
Nhằm định hướng nghề nghiệp, khích lệ, động viên tinh thần học tập của các em học sinh, học viên tham gia học nghề, nhiều địa phương đã đẩy mạnh vận động, hỗ trợ học sinh, học viên; đồng thời tạo nên “sức hút” từ đào tạo nghề theo địa chỉ để tương xứng với nhu cầu việc làm từ thực tiễn...
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Hội Phụ nữ tỉnh, các chi, Hội cơ sở quan tâm, chú trọng. Hàng nghìn phụ nữ DTTS được tiếp cận với các chương trình dạy nghề, từ đó giúp nhiều chị em có việc làm ổn định, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và ngoài xã hội.
Những năm gần đây, với nhận thức dù học đại học hay học nghề thì mục tiêu cuối cùng của các em học sinh (HS), các phụ huynh là ra trường được đi làm. Do đó, tại tỉnh Lào Cai, hàng nghìn HS đã từ chối môi trường đại học để đăng ký học nghề. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề lại chưa thực sự được quan tâm…
Trong giai đoạn 2011 - 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo nghề cho 120.000 lao động, trong đó phần lớn là lao động nông thôn, miền núi, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giải quyết việc làm mới cho 153.802 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các huyện miền núi năm 2019 lên 48,6%, dự kiến năm 2020 đạt 53%.
Kinh tế -
Quỳnh Chi -
13:15, 15/03/2021 Đào tạo nghề nông nghiệp, là một trong những giải pháp giúp người lao động ở nông thôn, miền núi Quảng Bình có thêm kiến thức, kinh nghiệm, để chủ động hơn trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo.
Trong những năm gần đây, học nghề đã và đang được lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) lựa chọn. Từ học nghề, đã tạo cơ hội cho nhiều lao động tìm được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Năm học 2020-2021, Trường Cao đẳng Lào Cai có hơn 1.500 học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký theo học hệ Trung cấp tại trường. Trong đó, hơn 700 em đăng ký học tập tại trường, còn lại các em học tập tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên ở các huyện theo hình thức liên kết đào tạo.