Những năm gần đây, tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học tác động không nhỏ đến định hướng nghề nghiệp của các em học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Học đại học hay học nghề, ra trường mục tiêu cuối cùng của các em là được đi làm. Với quan niệm đó, tại tỉnh miền núi Lào Cai hàng nghìn học sinh đã từ chối môi trường đại học, đăng ký theo học nghề.
Thời gian qua, với 7 chính sách hỗ trợ học nghề đang có hiệu lực, lao động DTTS có nhiều cơ hội hơn để học nghề, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Nhưng thực tế, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề, có việc làm vẫn đang còn rất thấp.
Trong tháng 7/2018, nhiều lớp học viên cuối cùng của Dự án “Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” sẽ tốt nghiệp. Gần 500 học viên là những thanh niên nghèo, thanh niên dân tộc ít người đến từ nhiều vùng quê đã được học nghề, đào tạo bài bản để tự tin gia nhập thị trường lao động.
7 năm trước, Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) đi học nghề. Tuy nhiên, thực tế số lượng học sinh tốt nghiệp THCS, nhất là học sinh DTTS, vào các trường nghề rất ít.
Trong nhiều năm qua, thực trạng dễ nhận thấy trong các cuộc khảo sát về dạy và học nghề ở Tây Nguyên là, tỷ lệ người học khó tiếp cận và vận hành thành thục nghề mình đã học; lý thuyết và thực hành còn vênh nhau.