Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đào tạo nghề, tạo sinh kế để giảm bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vân Khánh-CĐ - 08:00, 22/12/2021

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương mở những nút thắt lâu nay trong việc thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

 Trong giai đoạn 2010 – 2020 đã có 10,4 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ.
Trong giai đoạn 2010 – 2020 đã có 10,4 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ.

Thay đổi cách làm để thoát nghèo

Đak Đoa (Gia Lai) là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống (chiếm khoảng 55,4% dân số toàn huyện, chủ yếu là dân tộc Ba Na và Gia Rai). Những năm qua, chính quyền các cấp của huyện Đak Đoa vẫn loay hoay với bài toán giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn. Nguyên nhân chính xuất phát từ tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất sản xuất trái quy định trong vùng đồng bào DTTS của huyện. Thống kê sơ bộ, toàn huyện vẫn còn 478 hộ DTTS thiếu đất sản xuất, với gần 255ha.

Để giải bài toán việc làm, thu nhập cho lực lượng dân số trong độ tuổi lao động, nhất là lao động người DTTS trong độ tuổi thanh niên, thiếu đất sản xuất, huyện Đak Đoa xác định đào tạo nghề, chuyển đổi nghề là giải pháp then chốt. Bên cạnh ngành nghề truyền thống của đồng bào, huyện Đak Đoa cũng đẩy mạnh đào tạo các nghề mới như: may gia dụng, xây dựng, hướng dẫn viên du lịch và nhiều nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp khác.

Từ nguồn vốn của các chương trình phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện đã có hàng chục nghìn lao động nông thôn đã được hỗ trợ học nghề. Cùng với đó, huyện chú trọng giải quyết việc làm cho lao động sau khi được học nghề để tạo sinh kế bền vững.

Chỉ tính 3 năm gần đây, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 3.630 lao động, chiếm tỷ lệ 5,7% tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên. Trong đó có 1.997 lao động trong độ tuổi thanh niên, có 1.258 lao động trong độ tuổi thanh niên là người DTTS.

Lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã góp phần thúc đẩy các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 3.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5 - 5%/năm, đến nay còn dưới 5%. Cuối năm 2020, thu nhập bình quân của người dân nông thôn toàn huyện đạt 43 triệu đồng/người/năm.

Theo đánh giá của đại diện Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Đak Đoa, trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cái được lớn nhất là người dân và đồng bào DTTS đã thay đổi nhận thức, nếp nghĩ và cách làm trong các lĩnh vực được đào tạo nghề. Phần lớn lao động qua học nghề đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo; nhiều lao động DTTS đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực của đời sống.

Anh Brinh (phía bên trái, xã Hnol, huyện Đak Đoa) tự sửa chữa máy móc, nông cụ sau khi tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp. (Ảnh TL)
Anh Brinh (phía bên trái, xã Hnol, huyện Đak Đoa) tự sửa chữa máy móc, nông cụ sau khi tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp. (Ảnh TL)

Anh Brinh, người dân xã Hnol (huyện Đak Đoa) sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Anh mua máy móc, nông cụ để tăng năng suất, nhưng mỗi lần máy móc bị hỏng thì lại phải mang đi sửa. Vì thế, anh quyết định tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp.

“Trước đây, khi chưa học, mình không biết gì về máy móc nên nhiều lúc máy bị hỏng không sửa được, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Giờ mình đã biết cách bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất của gia đình”, anh Brinh chia sẻ.

Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở

 Theo báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” từ Bộ LĐTB&XH, trong giai đoạn 2010 - 2020, cả nước đã có 10,4 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ, đạt 94,3% mục tiêu của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (11,03 triệu người).

Trong đó, số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 5,8 triệu người, đạt 88,5% kế hoạch (6,558 triệu người) của Đề án trong 11 năm (2010 - 2020). Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 81,4%, vượt mục tiêu Đề án đặt ra 1,4%.

Đào tạo nghề góp phần đẩy nhanh lộ trình cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đào tạo nghề góp phần đẩy nhanh lộ trình cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ngoài ra, trong tổng số 2,85 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, có khoảng 450 nghìn người DTTS (chiếm 15,8%); 200 nghìn người thuộc hộ nghèo (chiếm 7,02%), 60 nghìn người khuyết tật (chiếm 2,11%); còn lại là các đối tượng lao động nông thôn khác.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, có trên 100 nghìn hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo (chiếm 24,3% tổng số người thuộc hộ nghèo tham gia học nghề); trên 165 nghìn hộ có người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá), chiếm 2,3% tổng số lao động nông thôn tham gia học nghề…

Tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động DTTS, còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đáng chú ý là, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

Đơn cử cũng từ báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg của Bộ LĐTB&XH, các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác. Trong khi đó, kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân cho các vùng này luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước.

Để khắc phục những hạn chế trên, các địa phương cả nước cần đồng lòng thực hiện đồng bộ các giải pháp, thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại, hướng đến xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, liên thông; Hệ thống chính sách hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có nhu cầu đều có chương trình học, nơi đào tạo và được học nghề tại nhà trường, học tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc, vừa làm vừa học, học trực tuyến, học từ xa, học liên tục, học suốt đời gắn với phong trào xây dựng xã hội học tập.

Theo dự thảo Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030 do Ủy ban Dân tộc xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS tiếp tục là một nội dung trong mục tiêu tổng quát. Trong đó, mục tiêu cụ thể là phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp trên 70%, lao động đến tuổi có việc làm, thu nhập ổn định trên 90%;…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Tin nổi bật trang chủ
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23:19, 01/10/2023
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023

Khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023

Tin tức - Thanh Nguyên - 23:06, 01/10/2023
Tối 30/9, tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), đã diễn ra Chương trình khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tỉnh Cao Bằng năm 2023 và đón Bằng chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng sau kỳ tái thẩm định lần thứ Nhất.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 23:03, 01/10/2023
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 22:52, 01/10/2023
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:50, 01/10/2023
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Tin tức - Hương Trà - 22:43, 01/10/2023
Liên quan đến clip một giáo viên có hành động túm áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tại công văn số 3548/SGDĐT-CTTT-KHCN, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu trường Trung học phổ thông Đa Phúc kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm), báo cáo lại sở trước ngày 2/10/2023.
Tổ chức thành công giải leo núi đầu tiên dành cho phóng viên, nhà báo tại vùng DTTS

Tổ chức thành công giải leo núi đầu tiên dành cho phóng viên, nhà báo tại vùng DTTS

Tin tức - Vàng Ni - 22:40, 01/10/2023
Trong ngày 30/9-1/10, gần 100 nhà báo có mặt tại chân núi thuộc chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 22:32, 01/10/2023
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - Tào Đạt - 18:02, 01/10/2023
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 09:41, 01/10/2023
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.