Ở Bình Phước, cà phê được nông dân trồng tập trung ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú với tổng diện tích khoảng 16 ngàn ha. Đầu vụ mùa nông dân đang buồn bã khốn khó vì chưa có năm nào giá cà phê xuống thấp như năm nay.
Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ý thức của người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé - huyện vùng sâu, vùng xa nhất tỉnh Điện Biên đã có nhiều thay đổi. Người dân đã quan tâm, coi trọng việc sử dụng hàng Việt Nam trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Trong 2 năm trở lại đây (2017 - 2019) tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xây dựng thương hiệu cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cá sông Đà đã trở thành sản phẩm mang thương hiệu chuỗi giá trị của tỉnh Hòa Bình, mang lại thu nhập ổn định cho bà con các dân tộc trên địa bàn.
Sau 12 năm cây cao su bén rễ, phát triển tại một số huyện như Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên, Nậm Nhùn, Mường Tè của tỉnh Lai Châu, đến nay, hàng nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã ;có thu nhập ổn định với 10% giá trị sản phẩm mủ trên vườn cây khai thác. Bên cạnh đó, với trên 14ha vườn cây cao su, Lai Châu cũng đã tạo việc làm và thu nhập cho 1.700 công nhân.
Kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Sau khi có Luật HTX 2012, dù đã có thành công bước đầu nhưng HTX vẫn phát triển chưa tương xứng tiềm năng.
Những năm gần đây, dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc do tổ chức Good Neighbor International (GNI) tại Việt Nam triển khai, thực hiện tại xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống trên địa bàn. Với đặc tính ngắn ngày, năng suất tốt, dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc đang trở thành sinh kế mới để người dân vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, lĩnh vực nông nghiệp của Tuyên Quang đã có bước phát triển đáng kể. Các sản phẩm nông nghiệp sạch đang dần khẳng định được vị thế trên thị trường, nhiều mô hình trang trại VietGAP đã được hình thành.
Nâng cao hiệu quả thông tin thị trường là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi trong hội nhập. Giải pháp này càng phải được chú trọng khi triển khai Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP).
Thời gian gần đây, giá thịt lợn trên thị trường tăng liên tục ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện nay, tại một số địa phương ở miền Bắc, giá lợn hơi đã lên đến hơn 75.000 đồng/kg; còn ở miền Trung và phía Nam, giá trung bình là hơn 70.000 đồng/kg.
Địa chỉ giao dịch : 177 Hai Bà Trưng, Phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại : 028392252302889325235 ; Fax : 0283932900 Email Urg @ rubbergroupvn.imexdept @ rubbergroup.vn Website : rubbergroup.vn
Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) được triển khai một thời gian nhưng ở một số địa phương miền núi vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong xác định sản phẩm chủ đạo.
Hiện nay, Quảng Ninh đã thực hiện quy hoạch 17 vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung để phát triển các sản phẩm chủ lực và hình thành chuỗi sản phẩm OCOP để sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng tập trung tại các địa phương, khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…
Từ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135 mà nhiều xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) những năm gần đây có nhiều thay đổi. Một trong những dự án đạt hiệu quả phải kể tới mô hình trồng bưởi Diễn hữu cơ trên địa bàn xã Canh Nậu.
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), hiện 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc mới chỉ có 603/2.280 xã được công nhận đạt chuẩn. Mặc dù kết quả còn khiêm tốn nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện để “bứt tốc độ” trong xây dựng NTM một cách bền vững do khu vực này có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP, giúp nâng cao thu nhập cho người dân.
Sáng 8/11, tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Hội thảo kết nối tiêu thụ sản phẩm phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị Big C Việt Nam và GO! Market.
Mỗi sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP gắn với một câu chuyện riêng của mỗi vùng đất, cộng đồng. Vì thế, sản phẩm OCOP được xem như “sứ giả” của văn hóa.
Đồ thủ công mây tre đan của đồng bào DTTS không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà có tiềm năng lớn vươn ra thế giới.
Từ một nước gần như không có ngành sữa, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu sữa. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp tiên phong hiện thực hóa “Giấc mơ sữa Việt” vươn ra thế giới.
Hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng (homestay) với những sản phẩm du lịch lợi thế đang được các địa phương miền núi chú trọng thực hiện. Nhưng để các homestay “hút” du khách trong và ngoài nước thì phải nâng tầm các sản phẩm du lịch đặc trưng.
Mỗi địa phương, vùng miền đều có những sản phẩm lợi thế khi triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Với những địa phương miền núi, để OCOP thành công, phải lựa chọn được những sản phẩm chủ lực để ưu tiên triển khai.