Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín hiệu đáng mừng từ nông sản Việt

PV - 15:12, 25/09/2020

Sau hơn 1 tháng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ 1/8/2020), nông sản Việt Nam đã gia tăng đáng kể giá trị xuất khẩu sang thị trường này, hứa hẹn sẽ mang lại những thành quả mới cho nông sản Việt.

Đoàn xe 7 container lăn bánh xuất khẩu chanh leo sang thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA ngày 16/9 vừa qua (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đoàn xe 7 container lăn bánh xuất khẩu chanh leo sang thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA ngày 16/9 vừa qua (Nguồn ảnh: TTXVN)

Những “tín hiệu” đáng mừng khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực

Cơ hội lớn nhất mà EVFTA mang lại là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thống kê sơ bộ sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Ước tính sơ bộ cho thấy giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU tháng 8/2020 đạt 350 triệu USD, tăng trưởng ở mức cao với 17% so với tháng 7/2020.

Riêng đối với mặt hàng gạo, Bộ NN&PTNT cho biết, 8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo đi EU đạt trên 15,8 nghìn tấn, với giá trị xấp xỉ 8,5 triệu USD. Trong khi đó từ ngày 4/9 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm. Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19.

Không chỉ có vậy, mới đây, trong tháng 9/2020, một loạt các mặt hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu những lô đầu tiên đi EU theo Hiệp định EVFTA. Có thể kể đến như: Xuất khẩu lô tôm đầu tiên vào ngày 11/9; xuất khẩu lô chanh leo 100 tấn sang thị trường Hà Lan vào ngày 16/9; cùng ngày, xuất khẩu 296 tấn cà phê sang thị trường này. Ngày 17/9, tại Bến Tre, Bộ NN&PTNT đã tổ chức xuất khẩu lô trái cây với 20.000 quả dừa tươi sang thị trường Anh, 12 tấn bưởi sang thị trường Đức và 3 tấn thanh long sang thị trường Hà Lan theo Hiệp định EVFTA.

Bên cạnh đó, ngày 22/9, tại tỉnh An Giang, UBND tỉnh phối hợp với Bộ NN&PTTN tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Lô hàng gồm 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85, sẽ lên đường sang thị trường châu Âu vào cuối tháng 9/2020.

Với việc thuận lợi trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang EU, hứa hẹn giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh trong thời gian tới và không ngừng cải thiện về mặt chất lượng sản phẩm. Thông Thuận Group – đơn vị có lô tôm đầu tiên xuất khẩu sang EU cho biết, khi Việt Nam tham gia EVFTA, các đơn hàng của Công ty tại thị trường EU tăng mạnh và có sự dịch chuyển cơ cấu nhóm thị trường xuất hàng của toàn hệ thống. Tháng 9/2020, Thông Thuận Group dự kiến xuất khẩu 9,5 triệu USD, trong đó xuất vào châu Âu khoảng 4,5 triệu USD. Dự kiến trong năm 2020, doanh số xuất khẩu vào EU của Thông Thuận Group đạt khoảng 45 triệu USD.

Với Tập đoàn Lộc Trời – đơn vị có lô gạo thơm xuất khẩu sang thị trường EU xác định, chất lượng sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nông sản Việt nói chung và mặt hàng gạo nói riêng khi muốn xuất khẩu vào EU. Chính vì vậy, Tập đoàn cho biết, sẽ luôn chú trọng vào việc kiểm soát chất lượng trên khắp các vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, chế biến của Tập đoàn. Tập đoàn cũng đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU trong thời gian tới khi tập trung nhiều nguồn lực vào việc đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của EU, tăng diện tích vùng trồng để tăng sản lượng xuất khẩu, đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu của một số loại giống của Việt Nam tại thị trường EU.

Cần chú ý đến tính dài hạn để tận dụng cơ hội từ EVFTA

Trên cơ sở nhận định những thuận lợi do Hiệp định EVFTA mang lại, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, về xuất khẩu nông sản, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp cùng với Bộ Công Thương cùng với các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, bà con nông dân tập trung tái cơ cấu các ngành hàng nông sản theo hướng tập trung hàng hóa, chuỗi liên kết từ khâu nguyên liệu đến khâu tổ chức chế biến và đặc biệt là khâu bao bì mẫu mã hàng hóa và tổ chức xuất khẩu.

Đồng thời, một số nhóm ngành đang có lợi thế như: rau quả, thủy sản, sản phẩm cây công nghiệp từ cà phê, chè, hạt điều, cần tập trung đẩy nhanh về số lượng, công tác kiểm soát chất lượng và đặc biệt là chuẩn bị rất kỹ về kỹ năng thương mại.

Bộ trưởng cũng lưu ý, cần chú ý đến tính dài hạn, tính căn cơ và bền vững để tận dụng cơ hội từ hiệp định EVFTA. “Không gì bằng là phải tái cơ cấu lại, hướng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp và bà con nông dân để hình thành chuỗi khép kín từ khâu tổ chức nguyên liệu cho đến khâu tổ chức chế biến đến các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi tổ chức thương mại gắn kết với nhau; đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Trong đó, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cần được nêu lên hàng đầu, có như vậy, chúng ta mới tranh thủ khai thác tốt thị trường này” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, với Hiệp định EVFTA, không chỉ khai thác về giá trị của xuất khẩu mà thông qua thị trường châu Âu làm tín chỉ để chứng minh trình độ sản xuất nông sản Việt Nam, trình độ liên kết các nhóm hàng Việt Nam đã đến cấp độ đi được bất cứ thị trường nào trên thế giới. Từ đó, mở rộng hơn dung lượng thị trường, mở rộng hơn quá trình tổ chức sản xuất để tạo sinh kế cũng như lợi nhuận cho bà con nông dân.

Theo Bộ NN&PTNT, để tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA, các địa phương, doanh nghiệp cần xác định nhóm ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam để tập trung thúc đẩy xuất khẩu vào EU như: Thủy sản, cà phê, hạt điều, tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ, trái cây cả tươi và chế biến, gạo là các sản phẩm xuất khẩu chính sang EU. Trong đó cần quan tâm đến phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ, nông sản sạch vừa mang giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường. Đồng thời, cần tăng cường chế biến để tạo giá trị gia tăng, việc làm và tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan của EVFTA đối với nông sản đã qua chế biến.

Doanh nghiệp cần cùng Nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu để mở rộng thị trường sang EU. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI, đặc biệt doanh nghiệp trong nước để từng bước lớn mạnh, đảm bảo khâu liên kết với bà con nông dân thông qua các hợp tác xã, thông qua các hình thức tổ chức sản xuất để Việt Nam hình thành được những chuỗi sản xuất khép kín, tổ chức một nền nông nghiệp hiện đại, góp phần thành công vào xuất khẩu nông sản sang thị trường EU./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.