Tận dụng lợi thế của vùng đất có loại cây thốt nốt để chế biến đường, cô gái dân tộc Khmer Chau Ngọc Dịu (SN 1982) đã nghiên cứu, tìm tòi, lập kế hoạch, quyết tâm đưa đặc sản đường thốt nốt quê nhà vượt “lũy tre làng” đến với người tiêu dùng trên địa bàn cả nước, đồng thời hướng đến xuất khẩu ở thị trường châu Âu.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình đã lan rộng tới nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm OCOP chưa có chỗ đứng trên thị trường, khó tiêu thụ...
Trái cây, rau củ, dược liệu, đồ uống, đồ ăn, sản phẩm dệt may… Tất cả những sản phẩm đặc trưng nổi bật của tỉnh Hà Giang đã được hội tụ tại Triển lãm các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII vừa qua. Đến đây, chúng tôi thấy được sức hút của các sản phẩm vùng cao đối với người dân trong và ngoài nước.
Ngày 30/10, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Công ty CP kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập - một cột mốc quan trọng, ghi dấu chặng đường hình thành và phát triển của một thương hiệu nông nghiệp.
Công ty Cổ phần TNB Việt Nam (Quận Cái Răng, Cần Thơ) đã nghiên cứu, điều chế thành công Viên Uống Mudaru từ cây khổ qua rừng thiên nhiên, không chỉ giúp nâng tầm giá trị nông sản Việt khi mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp nước nhà trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, mà sản phẩm còn là chìa khóa vàng bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng khi hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết; hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường; thanh nhiệt, giải độc giúp ăn ngủ ngon.
Đến nay, cuộc sống của người dân Bình Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã và đang có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 57% năm 2015, xuống còn 8,24% năm 2020; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2020 còn 17,64%. Hiện, Bình Sơn đang sở hữu 2 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) nổi tiếng là chè xanh và mật ong rừng.
Ngành Nông nghiệp đã và đang khẳng định chỗ đứng, mang lại giá trị lớn cho người dân cả nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng khi các sản phẩm nông nghiệp vùng miền ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng. Đặc biệt, trước sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc số hóa nông nghiệp đang mở ra cơ hội thu hẹp khoảng cách thị trường cho nông nghiệp vùng DTTS và miền núi theo kịp thời đại.
Hiện Việt Nam đang đứng thứ 6 Châu Á, thứ 2 ASEAN về sản lượng sữa và thứ 4 về năng suất của đàn bò. Để tiếp tục phát triển và đưa ngành sữa tiến gần hơn với sự phát triển chăn nuôi bò sữa trên thế giới thì nông nghiệp bền vững là định hướng tất yếu của tương lai. Trong đó, rất cần vai trò sự chủ động và sự đầu tư nghiêm túc của những doanh nghiệp tiên phong như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) để tạo động lực cho sự phát triển của toàn ngành.
Sau hơn 1 tháng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ 1/8/2020), nông sản Việt Nam đã gia tăng đáng kể giá trị xuất khẩu sang thị trường này, hứa hẹn sẽ mang lại những thành quả mới cho nông sản Việt.
Tết Trung thu 2020, trên địa bàn Hà Nội, thị trường bánh trung thu nhộn nhịp từ khá sớm. Năm nay, bên cạnh những sản phẩm bánh mới lạ, độc đáo của các thương hiệu lớn được tung ra thị trường, bánh trung thu truyền thống vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Sau 1 tháng Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, với thuế suất 0%, gạo Việt đã có thêm cơ hội để khẳng định vị thế, thương hiệu trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung.
Đối với các địa phương miền núi, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp ít nên thường rất khó đa dạng hóa các mô hình kinh tế. Do đó, để nâng cao thu nhập thì chính quyền địa phương và người dân phải thực sự chủ động, sáng tạo trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế.
Mấy ngày gần đây, giá lúa gạo ở vùng ĐBSCL tăng cao, thị trường tiêu thụ hút hàng, nông dân và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phấn khởi.
Nông sản Việt đang tái cơ cấu hướng tới thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch giảm ảnh hưởng từ Covid-19 và phụ thuộc thị trường truyền thống.
Trong những tháng cuối năm, dù vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng so với những lĩnh vực nông nghiệp khác, ngành Chăn nuôi vẫn đang có nhiều thuận lợi hơn khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi lợn, để bảo đảm được nguồn cung cho thị trường thì ngành Nông nghiệp ở các địa phương vẫn phải tập trung khống chế dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Được trồng ở độ cao 1.200m so với mực nước biển với khí hậu quanh năm mây phủ, sương giăng, chè Kia Tăng ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) mang một hương vị đặc biệt không nơi nào có được. Loại cây tiềm năng này đang khẳng định thương hiệu trên thị trường và góp phần thay đổi đời sống kinh tế của người dân miền núi nơi đây.
Thời gian qua, với thu nhập cao hơn 10 lần so với nhiều cây trồng khác, cây bí xanh thơm ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực để thoát nghèo của người dân nơi đây. Bí xanh cũng là một đặc sản nằm trong chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm của địa phương.
Đối với các địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn, để đạt và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM) là vấn đề không dễ dàng. Để đạt chuẩn thì ngoài chính sách hỗ trợ còn cần cách làm linh hoạt, trong đó nên chú trọng xây dựng “hạt nhân” làm nòng cốt để tạo đòn bẩy triển khai NTM.
“Giữa bạt ngàn các loại nước ngọt có ga, nước giải khát chứa nhiều chất hóa học và quá nhiều đường… đều đã được cảnh báo nếu lạm dụng sẽ gây hại lâu dài cho sức khoẻ, thì tại sao chúng ta không nghĩ đến việc thay thế bằng một loại nước uống lành mạnh và bổ dưỡng như nước gạo rang!”, Bác sĩ (BS) Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam nhấn mạnh.