Một hộ trồng có lợi nhuận, các gia đình khác học trồng theo; rồi cả thôn, cả xã trồng. Đây là thực trạng phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở một số địa phương miền núi huyện Yên Thành (Nghệ An). Nguy cơ “vỡ trận” về cây ăn quả ở địa phương đang được dự báo với nhiều hệ lụy.
Để bảo đảm nguồn cung thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn các địa phương tập trung tái đàn lợn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành Chăn nuôi tỉnh, nông dân không tái đàn ồ ạt mà giữ ở mức độ phù hợp, sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề (chiếm 1/3 làng nghề cả nước) và nông sản, đặc sản nổi tiếng. Đây vừa là tiềm năng vừa là nền tảng để Thành phố phát triển Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).
Cùng với hợp đồng xuất khẩu sữa có giá trị 20 triệu USD với một đối tác tại Gulfood Dubai vào đầu năm nay, sự kiện xuất khẩu chính ngạch lô sữa đặc Ông Thọ sang Trung Quốc của Vinamilk thật sự là tín hiệu lạc quan của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung.
trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 883 điểm bán hàng bình ổn giá, thì có 296 điểm được đặt trong khu dân cư, các địa phương vùng DTTS, hải đảo
Chăm chỉ trồng rau sạch, biết cách đưa rau rừng trở thành hàng hóa… Đó là cách giúp chị Hồ Thị Tường, dân tộc Giẻ-triêng thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam).
Năm 2020, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định tiếp tục xúc tiến xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm đặc trưng, giúp cho người dân tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập.
Trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ được coi là “show room” lý tưởng để người dân, nhất là người DTTS giới thiệu quảng bá các mặt hàng đặc sản của mình. Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận này chưa được người dân, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chú ý phát huy hiệu quả.
Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo sức lan tỏa, khẳng định thương hiệu nông sản Việt. Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm nông sản chất lượng đã vươn ra thị trường thế giới.
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ nhiều loại sản phẩm nông sản, thủy hải sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhất là ngao, hầu ở huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang gặp khó khăn, cần giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc “giải cứu” khâu tiêu thụ.
Tìm được hướng đi mới cho cà phê, anh Mai Văn Dũng, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã đưa sản phẩm của gia đình đến gần hơn với người tiêu dùng bằng phương pháp sản xuất khép kín. Nhờ đó, sản phẩm ngày càng được đánh giá cao về mặt chất lượng, nhanh chóng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.
Việc đưa nông sản xuất khẩu (XK) sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật… không còn xa lạ, tuy nhiên hầu hết mới là những nông sản thô. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đi thu gom, không qua quy hoạch vùng nguyên liệu và chế biến, dẫn đến tình trạng mất giá hoặc không đạt tiêu chuẩn để XK. Trong khi giải pháp bốn nhà đã được đặt ra nhiều năm, nhưng tỷ lệ thành công liên kết và giữ được liên kết mới chỉ đạt mức 20%.
Là cái nôi của nền văn hóa, An Giang hội tụ nhiều dân tộc như Chăm, Khmer, Kinh với đời sống văn hóa phong phú đa dạng, trong đó có nghề dệt thổ cẩm, dệt nên bức trang sinh động nơi biên giới Tây Nam.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với năng lực tái đàn như hiện nay, giá lợn hơi sẽ xuống ở mức 60 - 65 nghìn đồng/kg; nhưng trong những ngày đầu tháng 3, thịt lợn bất ngờ tăng giá trở lại. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có hay không chuyện găm hàng, tạo khan hiếm ảo để đẩy giá lên cao?
Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, nông sản cả nước đặc biệt là nông sản ở các vùng chuyên canh trồng dưa hấu, thanh long, như: Bình Thuận, Gia Lai, Long An, Tiền Giang… đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ đã và đang tăng cường các giải pháp để hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời điểm này. Tuy nhiên, để giải quyết đầu ra cho nông sản bền vững, cần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp độc lập, tự chủ.
Hàng trăm tấn dưa hấu của nông dân từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên lên Gia Lai thuê đất trồng không bán được, hoặc bán với giá rẻ mạt chỉ 500 đồng/kg khiến nông dân thua lỗ, không ít người đứng trước nguy cơ mất trắng. Để hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh đang chung tay giải cứu dưa hấu.
Sau Tết Nguyên đán Canh Tý, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiệm vụ của năm 2020 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi là không ít những khó khăn đặt ra, đòi hỏi sự quyết tâm rất cao của toàn xã hội để đạt được những mục tiêu đề ra trong những tháng đầu năm...
Năm 2019, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp nhưng sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn “cán đích” với những con số ấn tượng; nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với mũi nhọn là nuôi tôm.
Cùng với thời gian và cuộc sống hiện đại, những tưởng nón lá sẽ trở thành hoài niệm. Nhưng ở xã Quảng An, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), nghề làm nón lá độc đáo của đồng bào dân tộc Dao nơi đây không những không bị thất truyền mà còn được lớp trẻ kế thừa, với sự sáng tạo không ngừng để đưa sản phẩm nón lá “chu du” khắp thế giới.
Năm 2019, vượt qua nhiều khó khăn, ngành Nông nghiệp đã “về đích” với nhiều chỉ tiêu; đáng chú ý nhất là kim ngạch xuất khẩu nông sản cán đích 41,3 tỷ USD, con số kỷ lục từ trước đến nay. Đây là động lực, nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành Nông nghiệp nước ta trong nỗ lực đưa xuất khẩu nông sản tăng trưởng bền vững.