TP. Cần Thơ có tổng diện tích trồng cây ăn trái gần 20.000ha. Nhiều năm qua, địa phương đã hình thành được nhiều vùng trồng cây ăn trái tập trung sản xuất theo hướng chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm khi bán ra thị trường. Từ cách làm này, đã giúp cho nhiều nông dân và HTX sản xuất trái cây trên địa bàn thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
Tối 27/11, tại khu vực Tượng đài vua Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” với các hoạt động giao lưu văn hóa du lịch; giới thiệu các sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng
Phiên chợ nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 tại Đà Lạt, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã với hơn 30 gian hàng có các sản phẩm đã được công nhận xếp hạng OCOP.
Chú trọng phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung, khuyến khích người nông dân đầu tư khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng, từ đó xây dựng thành công thương hiệu và giải quyết được bài toán đầu ra… nông nghiệp hàng hóa đang tạo ra những thay đổi đột phá cho tỉnh Tuyên Quang.
Mang đặc trưng văn hóa địa phương, những sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam. Quan trọng hơn cả, sản phẩm OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, vùng đồng bào DTTS, tiếp sức tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới.
Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) lần thứ V, năm 2020 do UBND huyện Lục Ngạn tổ chức cuối tháng 11/2020 vừa qua, đã trở thành một ngày hội kinh tế - văn hóa - du lịch đặc sắc của huyện Lục Ngạn, tạo được ấn tượng và sức hút ngày càng lớn đối với du khách.
Cùng với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sóc Trăng đã khai thác tiềm năng, thế mạnh để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trở thành 1 trong 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Đến nay chương trình đã lan tỏa rộng khắp, qua đó góp phần tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tận dụng lợi thế của vùng đất có loại cây thốt nốt để chế biến đường, cô gái dân tộc Khmer Chau Ngọc Dịu (SN 1982) đã nghiên cứu, tìm tòi, lập kế hoạch, quyết tâm đưa đặc sản đường thốt nốt quê nhà vượt “lũy tre làng” đến với người tiêu dùng trên địa bàn cả nước, đồng thời hướng đến xuất khẩu ở thị trường châu Âu.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình đã lan rộng tới nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm OCOP chưa có chỗ đứng trên thị trường, khó tiêu thụ...
Trái cây, rau củ, dược liệu, đồ uống, đồ ăn, sản phẩm dệt may… Tất cả những sản phẩm đặc trưng nổi bật của tỉnh Hà Giang đã được hội tụ tại Triển lãm các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII vừa qua. Đến đây, chúng tôi thấy được sức hút của các sản phẩm vùng cao đối với người dân trong và ngoài nước.
Ngày 30/10, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Công ty CP kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập - một cột mốc quan trọng, ghi dấu chặng đường hình thành và phát triển của một thương hiệu nông nghiệp.
Công ty Cổ phần TNB Việt Nam (Quận Cái Răng, Cần Thơ) đã nghiên cứu, điều chế thành công Viên Uống Mudaru từ cây khổ qua rừng thiên nhiên, không chỉ giúp nâng tầm giá trị nông sản Việt khi mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp nước nhà trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, mà sản phẩm còn là chìa khóa vàng bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng khi hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết; hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường; thanh nhiệt, giải độc giúp ăn ngủ ngon.
Đến nay, cuộc sống của người dân Bình Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã và đang có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 57% năm 2015, xuống còn 8,24% năm 2020; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2020 còn 17,64%. Hiện, Bình Sơn đang sở hữu 2 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) nổi tiếng là chè xanh và mật ong rừng.
Ngành Nông nghiệp đã và đang khẳng định chỗ đứng, mang lại giá trị lớn cho người dân cả nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng khi các sản phẩm nông nghiệp vùng miền ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng. Đặc biệt, trước sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc số hóa nông nghiệp đang mở ra cơ hội thu hẹp khoảng cách thị trường cho nông nghiệp vùng DTTS và miền núi theo kịp thời đại.
Hiện Việt Nam đang đứng thứ 6 Châu Á, thứ 2 ASEAN về sản lượng sữa và thứ 4 về năng suất của đàn bò. Để tiếp tục phát triển và đưa ngành sữa tiến gần hơn với sự phát triển chăn nuôi bò sữa trên thế giới thì nông nghiệp bền vững là định hướng tất yếu của tương lai. Trong đó, rất cần vai trò sự chủ động và sự đầu tư nghiêm túc của những doanh nghiệp tiên phong như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) để tạo động lực cho sự phát triển của toàn ngành.
Sau hơn 1 tháng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (từ 1/8/2020), nông sản Việt Nam đã gia tăng đáng kể giá trị xuất khẩu sang thị trường này, hứa hẹn sẽ mang lại những thành quả mới cho nông sản Việt.
Tết Trung thu 2020, trên địa bàn Hà Nội, thị trường bánh trung thu nhộn nhịp từ khá sớm. Năm nay, bên cạnh những sản phẩm bánh mới lạ, độc đáo của các thương hiệu lớn được tung ra thị trường, bánh trung thu truyền thống vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Sau 1 tháng Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, với thuế suất 0%, gạo Việt đã có thêm cơ hội để khẳng định vị thế, thương hiệu trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung.
Đối với các địa phương miền núi, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp ít nên thường rất khó đa dạng hóa các mô hình kinh tế. Do đó, để nâng cao thu nhập thì chính quyền địa phương và người dân phải thực sự chủ động, sáng tạo trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế.