Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghịNgành hàng sầu riêng đã trở thành một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu mạnh mẽ nhất của Việt Nam. Năm 2015, cả nước có 32 nghìn héc ta sầu riêng, đến 2024 đã tăng lên 178,8 nghìn ha.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Hiện nay, ngành hàng này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ nhu cầu thị trường sụt giảm, sự canh tranh quyết liệt và chia sẻ thị phần của Thái Lan, Cambodia, Malaysia..., đến việc kiểm soát an toàn thực phẩm; sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc.
Hội nghị nhằm tổng kết tình hình sản xuất, xuất khẩu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn và bàn giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy phát triển ngành hàng sầu riêng một cách bền vững, ổn định và hiệu quả. Qua đó, tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương - địa phương - doanh nghiệp trong việc xây dựng chuỗi giá trị sầu riêng chuyên nghiệp, minh bạch, kiểm soát rủi ro tốt hơn và phát triển thị trường xuất khẩu một cách bền vững.
Để phát triển bền vững ngành hàng tỷ đô, các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng ngành hàng sầu riêng Việt Nam cần cấp bách, quyết định hành động khắc phục tồn tại, hạn chế như: Hiện tượng tăng trưởng nóng về sản lượng, diện tích và quy mô xuất khẩu; kiểm soát chất lượng sầu riêng hiệu quả; cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để xử lý vi phạm trong việc cấp và sử dụng mã vùng trồng; công nghệ bảo quản, chế biến còn đơn giản…
Quang cảnh hội nghịPhát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Cần quản lý nghiệm ngặt quy hoạch, không để phát triển “nóng” làm tổn hại cân bằng sinh thái và an toàn sản xuất. Ngành hàng sầu riêng cẩn khẩn trương rà soát các vùng trồng phù hợp, tránh tình trạng mở rộng diện tích tự phát, lạm dụng đất rừng và đất dốc. Hiện nay, diện tích sầu riêng được cấp mã vùng trồng còn thấp mới chiếm 202-25% so với tổng diện tích. Nếu nâng tỉ lệ diện tích mã vùng trồng lên 70 -80%, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ tăng mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ vùng trồng và cơ sở đóng gói là yêu cầu cấp thiết. Phải xác định rõ trách nhiệm của từng chủ sở hữu mã số và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ từng địa phương.
Để ngành sầu riêng phát triển ổn định và bền vững, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kêu gọi hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi liên kết khép kín. Đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức cho hợp tác xã và nông dân về quy trình canh tác bền vững và trách nhiệm trong việc duy trì mã số đã được cấp. Các địa phương thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất và xuất khẩu sầu riêng để Bộ có cơ sở điều chỉnh chính sách phù hợp.