Làng Phan Thanh, xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) được đánh giá là vựa lươn lớn nhất xứ Nghệ đã tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân nơi đây. Hiện nay, lươn của làng Phan Thanh không những có mặt ở hầu khắp đất nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia sản xuất nông sản an toàn thực phẩm (ATTP), những năm qua, nhiều Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thay đổi nhận thức, thói quen canh tác cũ. Từ đó, chuyển dần sang sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của thị trường.
Tràn đầy nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh là nhận xét chung của mọi người khi nói về Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân, SN 1957, tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Là người đầu tiên đưa giống cây nho Hạ đen không hạt về trồng tại đồng đất của địa phương, anh Lục Vân Anh - Khuyến nông viên Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã gặt hái được thành công bước đầu trên con đường làm giàu.
Thời gian qua, để phát triển diện tích cây mắc ca, đã có nhiều nhà đầu tư tìm đến huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) để tìm hướng phát triển loại cây được ví là “Hoàng hậu của các loại quả khô”. Từ đây, người dân trên địa bàn có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, để phù hợp với nhu cầu của thị trường phát triển kinh tế bền vững đang được các địa phương triển khai với nhiều mô hình linh hoạt. Điển hình như mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, những năm gần đây đã giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân tộc thiểu số, xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tập trung định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng cải thiện. Bên cạnh đó cũng góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Anh Hồ Văn Khun, người dân tộc Vân Kiều ở bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Đặc biệt, anh luôn biết cách tìm tòi, sáng tạo, tích cực chuyển đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, anh đã từng bước khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất và vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Thời gian gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tích cực thực hiện. Việc chuyển đổi cây trồng không chỉ phát huy tối đa hiệu quả sản xuất mà còn giúp người dân cải thiện thu nhập.
Nhờ tận dụng lợi thế về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu và lối tư duy mới, người dân các huyện miền núi xứ Thanh đã có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu nhờ trồng dược liệu.
Hơn mười năm trước, gia đình anh Dương Thanh Điền, ngụ khu phố 1, thị trấn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh là hộ khó khăn về nhà ở. Kinh nghiệm từ những ngày cả gia đình lênh đênh kiếm sống trong khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, anh Điền đã mạnh dạn vay vốn gầy dựng mô hình nuôi ếch thành công, kinh tế gia đình ngày càng ổn định và khá giả.
Nhằm thúc đẩy các hoạt động thuộc Dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Tọa đàm sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản, tại Công ty Chè SATOEN Việt Nam, thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.