Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Liên kết vùng sản xuất nông nghiệp ở Mường Kim

Thùy Anh - 12:05, 11/07/2023

Thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, để phù hợp với nhu cầu của thị trường phát triển kinh tế bền vững đang được các địa phương triển khai với nhiều mô hình linh hoạt. Điển hình như mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, những năm gần đây đã giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Nằm trong địa phận cánh đồng Mường Than nổi tiếng Tây Bắc, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, có đến hơn 900 ha diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu độc canh cây lúa và một số loại rau màu thông thường.

Từ năm 2019 trở lại đây xã Mường Kim đã đẩy mạnh thực hiện sản xuất vụ Đông, coi đây là vụ sản xuất chính; đồng thời tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, từ đó thực hiện quy hoạch vùng, tạo quỹ đất sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao… mở rộng diện tích cây trồng được đa dạng hóa. Hiệu quả kinh tế từ một số cây trồng vụ Đông được khẳng định như: Xu hào, bắp cải, khoai lang, khoai tây, ngô, đều đạt và vượt về diện tích, năng suất, sản lượng, đem lại giá trị kinh tế cao, gấp nhiều lần so với trồng lúa và các loại cây rau màu thông thường. Nhiều diện tích cây trồng vụ Đông đã đem lại giá trị kinh tế cho nông dân hàng chục triệu đồng trên 1 ha.

Ông Lò Văn Thắng, Chủ tịch xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu thăm vườn bí của gia đình chị Lò Thị Khương ở bản Nà Khương.
Ông Lò Văn Thắng - Chủ tịch xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu thăm vườn bí của gia đình chị Lò Thị Khương ở bản Nà Khương

Điển hình như mô hình trồng bí xanh xen canh khoai tây trong chuỗi liên kết vùng sản xuất nông nghiệp được áp dụng từ năm 2020 đã giúp người nông dân xã Mường Kim làm tăng hiệu quả kinh tế trên những thửa ruộng quê hương.

Ông Lò Văn Thắng - Chủ tịch xã Mường Kim cho biết: Có một nhóm hộ đã sang học tập kinh nghiệm mô hình trồng bí và chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, sau đó họ đã về áp dụng mô hình này cho giống bí xanh Nova09, sau thời gian trồng khảo nghiệm cho năng suất từ 60 - 70 tấn/vụ. Nhận thấy giống bí này có vòng đời thu hoạch nhanh lại cho sản lượng cao, sản phẩm bí quả được Hợp tác xã Anh Đạt có địa chỉ trên địa bàn huyện Than Uyên bao tiêu lâu dài, do đó mô hình được nhân rộng ra 7 ha ban đầu với 18 hộ gia đình tham gia.

Gia đình chị Lò Thị Khương ở bản Nà Khương có hơn 3.000 m2 ruộng, trước kia chỉ trồng lúa nước mỗi năm được khoảng 50 bao thóc và xen canh rau màu theo nhu cầu sử dụng của gia đình. Năm 2022, gia đình chị Khương cùng một số hộ khác trong xã đã mạnh dạn chuyển từ trồng lúa sang trồng bí xanh Nova09 vụ Đông và Đông Xuân, xen canh khoai tây. Áp dụng những kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc của những người làm trước, sản phẩm bí quả cho mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, sản lượng cao, riêng năm 2022 gia đình chị đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nông nghiệp.

Chị Lò Thị Khương nói: Gia đình tôi bắt đầu trồng bí Nova09 từ đầu năm 2022, mỗi năm tôi trồng 2 vụ bí và sen canh 1 vụ khoai tây, năm ngoái thu nhập của nhà tôi được hơn 100 triệu, năm nay gia đình tôi sẽ mở rộng thêm 1.000 m2 trồng bí nữa, nâng tổng diện tích lên là 3.000 m2.

Những giàn bí xanh mát mắt trên cánh đồng xã Mường Kim, huyện Than Uyên, Lai Châu
Những giàn bí xanh mát mắt trên cánh đồng xã Mường Kim, huyện Than Uyên, Lai Châu

Mô hình chuỗi liên kết sản xuất của xã Mường Kim được các gia đình đã thực hiện hình từ năm 2020, sau khi kết quả sản xuất của mô hình có tính bền vững hơn cho người nông dân và hiệu quả kinh tế cao hơn, năm 2022 xã Mường Kim đã mạnh dạn lựa chọn lấy 18 hộ gia đình để đầu tư ban đầu theo Nghị quyết 98 của Cính phủ và Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh Lai Châu về giảm nghèo bền vững. Dự kiến, sang năm 2023, xã sẽ tiếp tục vận động người dân nhân rộng mô hình, nâng tổng diện tích sản xuất với những quy trình sản xuất chặt chẽ hơn, đưa thêm một số kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp giúp người nông dân ở Mường Kim có thu nhập ổn định hơn.

Ông Lò Văn Thắng - Chủ tịch xã Mường Kim chia sẻ: Từ năm 2022, nhận thức về tiềm năng thế mạnh của địa phương, xã Mường Kim đã vận động bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia tăng vụ đông xuân và xen canh các giống cây rau màu khác, thời gian tới xã sẽ tiếp tục cùng bà con nhân dân nhân rộng mô hình nâng quy mô sản xuất lên 10ha, với mong muốn giúp bà con nhân dân gia tăng thu nhập, tinh thần bà con cũng phấn khởi hơn để ổn định làm kinh tế tại quê hương.

Mô hình chuỗi liên kết sản xuất ở Mường Kim là một điển hình về việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành nông nghiệp huyện Than Uyên cũng đã và sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sang nhiều xã khác, nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Than Uyên cho biết, Hiện nay, không chỉ xã Mường Kim đang thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất mà ngành nông nghiệp cũng đã tham mưu lên cấp ủy để vận động Nhân dân mở rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất này ở các xã khác trên địa bàn.

Để đạt được kết quả trên là nhờ sự vận động tích cực của cấp ủy chính quyền các cấp của huyện Than Uyên và sự linh hoạt đồng thuận của bà con Nhân trên địa bàn. Với phong trào Nhà nước và Nhân dân cùng làm, cán bộ đảng viên và Nhân dân nêu cao tinh thần chủ động tích cực, phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế, giúp người dân yên tâm sản xuất và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Trà Vinh: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 phút trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thành phố tổ chức 10 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có 1.600 đại biểu là cán bộ lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp; Trưởng ban nhân dân ấp, khóm, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; doanh nghiệp, HTX, cán bộ làm công tác vận động trong vùng đồng bào DTTS.
Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Cụ thể hoá mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tại Yên Bái

Hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,92%, ước năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%. Để đạt được kết quả trên, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp trong công tác giảm nghèo; trong đó có việc thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Qua đó, tạo động lực cho người người dân ở Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023

Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Lạng Sơn: Phê duyệt Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng hơn 200 tỷ

Tin tức - Thiên An - 21 phút trước
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư mới Bắc Hữu Lũng thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tổng vốn dự án là 214,98 tỷ đồng.
Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Tính giáo dục và nhân văn trong lễ cấp sắc của dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo thôn, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Vừa qua, UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 4 là bí thư chi bộ, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện năm 2023. Tham dự có 270 học viên của 12 xã thuộc diện được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái): Bồi dưỡng kiến thức các chương trình MTQG cho Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín Chau Che - “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện

Người có uy tín với cộng đồng - Chiến Khu - 1 giờ trước
Ông Chau Che ở khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là Người có uy tín được đồng bào Khmer suy tôn là “Kiến trúc sư” của nhiều công trình thiện nguyện. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ninh Thuận: Nâng cao vị thế, bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và nâng cao vị thế cho phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong đó Chương trình MTQG 1719 đã có riêng một dự án thành phần về công tác này. Việc quan tâm và hỗ trợ tích cực cho bình đẳng giới sẽ nâng cao vị thế của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS.
Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín nỗ lực xây dựng quê hương

Người có uy tín với cộng đồng - Minh Thu - 1 giờ trước
Không chỉ là hạt nhân đoàn kết, những năm qua Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh, được các cấp chính quyền và Nhân dân ghi nhận, trân trọng.