Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ka Sô Liễng - cánh chim Kơ tia không mỏi

Cao Vĩ Nhánh - 08:02, 03/05/2023

Trong tiết trời giao mùa, nhà nghiên cứu dân gian Ka Sô Liễng (người Chăm Hroi) hứng khởi thể hiện đoạn mô tả vẻ đẹp của Xing Chi Ngă trong sử thi Chi Lơ Kok mà ông tâm đắc. Đã hơn 80 tuổi, song ông vẫn còn dáng vóc khỏe khoắn và giọng nói trầm hùng - hình mẫu của một già làng Tây Nguyên.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ka Sô Liễng. (Ảnh: TL)
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ka Sô Liễng. (Ảnh: TL)

Người nắm giữ sử thi

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà những sách và sách giữa vườn rừng lộng gió ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên), Ka Sô Liễng hoạt bát hẳn lên khi nói về sử thi. Sử thi ra đời và tồn tại trong đời sống các dân tộc anh em không chỉ với vị trí một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một pho lịch sử, cuốn bách khoa toàn thư về dân tộc đó. Cùng với cồng chiêng, sử thi là di sản đặc trưng của văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên cũng như các địa bàn miền núi phía Tây Phú Yên. Năm 2023, đánh dấu 96 năm kể từ khi công sứ Pháp Sabachie phát hiện, sưu tầm và công bố bộ sử thi đầu tiên của người Ê Đê “Bài ca chàng Đam San - Klei khan Dam San” vào năm 1927. Sau sử thi này, hàng loạt sử thi khác của các DTTS nơi đây được tìm thấy, xuất bản.

Nhà nghiên cứu Ka Sô Liễng lý giải, sử thi thường mang yếu tố kỳ ảo, nhân vật trung tâm của sử thi là những người anh hùng mang vẻ đẹp gắn liền với núi rừng, sông suối, cây cối, chim muông... Họ đại diện tiêu biểu cho lòng dũng cảm, trí tuệ, tài năng của cộng đồng. Ngoài ra, sử thi còn mô tả sự hình thành của các buôn làng, cuộc chiến oanh liệt giữa các bộ tộc để bảo vệ cộng đồng, tình yêu đôi lứa. Chẳng thế mà người Ấn Độ đã từng tự hào nói rằng “Cái gì không có trong sử thi Mahabharata thì cũng không thể tìm ở đâu trên đất nước Ấn Độ”.

“Ông Ka Sô Liễng là một nhà nghiên cứu có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa dân gian. Gần cả cuộc đời, ông đã cống hiến tận tụy cho cách mạng, cho việc lưu giữ sử thi. Thế nhưng khi nói về những đóng góp của mình, ông Ka Sô Liễng luôn khiêm nhường. Ông là tấm gương sáng về nhân cách sống”.

PGs.Ts. Nguyễn Thị Thu Trang Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian và văn nghệ các DTTS Phú Yên, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên

Ngược dòng thời gian, Ka Sô Liễng nhớ lại thời trai trẻ tập kết ra Bắc học Trường Lý luận nghiệp vụ văn hóa Hà Nội, rồi Khoa Đạo diễn Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Thời gian này, ông đã bén duyên mê mẩn với những bộ sử thi “Bài ca chàng Đam San”, “Xing Nhã”, “Đăm Di” của đồng bào Ê Đê; “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường và sử thi “Đăm Noi” của đồng bào Ba Na.

Nhưng phải đến khi Phú Yên tái lập tỉnh, được chuyển về quê hương công tác ở vị trí Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, Ka Sô Liễng mới có điều kiện đi điền dã, dành trọn tình yêu hơn cho sử thi. Nhưng giai đoạn huy hoàng nhất mà ông dành toàn tâm, toàn trí cho loại hình văn hóa dân gian này là khi về nghỉ hưu ở Ea Chà Rang.

Không đổ mồ hôi như cày cuốc, gieo trồng trên nương rẫy, thế nhưng công việc tìm kiếm, sưu tầm sử thi qua lời kể của những người già cũng vất vả không kém.

Ka Sô Liễng tâm sự, các Nghệ nhân dân gian còn nhớ và kể sử thi cứ lần lượt về phía bên kia núi mang theo “kho báu” di sản về trời, điều đó khiến ông rất trăn trở. Ông lặn lội đi tìm người già để nghe kể lại bằng các hình thức thu âm và ghi chép. Càng làm, ông càng say. Có buôn, ông trở đi trở lại nhiều lần mà vẫn chưa ghi chép xong một bài trường ca. Có khi quay lại thì nghệ nhân đã qua đời.

Như cánh chim Kơ tia không mỏi

Ka Sô Liễng còn lưu giữ nhiều cuốn sổ tay đã ngả vàng với những ghi chép còn chưa đến đoạn kết. Ông cất công lặn lội về các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, các xã vùng cao Sơn Hòa và các buôn làng xa xôi ở Tây Nguyên. Nhớ nhất là chuyến ông đi bộ cả trăm cây số, lang thang tận Đắk Lắk, Gia Lai rồi ngã bệnh luôn ở trên đó, người nhà phải đi tìm, chở về Tuy Hòa điều trị. Nhưng rồi, khỏe lại, ông lại lên đường, tiếp tục cần mẫn với công việc gìn giữ vốn quý cho muôn đời sau này.

Vòng xoang bên mái nhà Rông Tây Nguyên. (Ảnh NLVQ)
Vòng xoang bên mái nhà Rông Tây Nguyên. (Ảnh NLVQ)
Từ năm 1995 đến nay, ông đã có các tác phẩm khảo cứu đạt giải thưởng từ tỉnh đến Trung ương. Những bản trường ca tên tuổi sưu tầm được của ông đã khơi dậy tình yêu đồng bào, con suối, ngọn núi, cái rẫy, nhà sàn như: “Chi Lơ Kok”; “Trường ca Chi-Liêu”; “Chi Bri, Chi Brit”…

Trong hơn 10 năm, với tinh thần làm việc say mê, tâm huyết, nhà nghiên cứu Ka Sô Liễng đã cho công bố đến 6 sử thi: Chi Lơ Kok; Xinh Chi Ôn (tập I), Xinh Chi Ôn (tập II), Hơbia Tulúi Kalipu, Trường ca Chi blơng, Tiếng cồng ông bà Hbia Lơđă… Sử thi ông sưu tầm hầu hết là sử thi anh hùng với đề tài chiến tranh, trong đó phổ biến và tiêu biểu hơn cả là sử thi Chi Lơ Kok. Chi Lơ Kok phản ánh nhiều mặt về vùng đất, con người và xã hội của các dân tộc Ê Đê, Ba Na từ bao đời nay là xứ sở xinh đẹp, giàu có.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ka Sô Liễng tâm sự, mong muốn lớn nhất của ông là đồng bào các dân tộc hiểu được cái hay, cái đẹp của di sản văn hóa dân tộc chứa đựng trong các bộ sử thi. Khi hiểu được giá trị di sản mới có trách nhiệm và ý thức bảo tồn, gìn giữ văn hóa của cha ông.

Mới đây, ông Ka Sô Liễng vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước dành tặng cho tài năng và cống hiến lớn lao trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa dân gian của ông. Trong chiều sâu cội nguồn văn hóa, tầm vóc và đóng góp của ông được nhiều người ví như cây Kơ nia vươn cao trước gió, như cánh chim Kơ tia không mỏi…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Tày ở Dân Chủ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

Đồng bào Tày ở Dân Chủ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

Ấn tượng khi đến xã Dân Chủ, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), là không gian yên bình, nơi sinh sống của cộng đồng người Tày, được bao bọc bởi những cánh đồng và triền núi. Đặc biệt, nhận thức được giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, đồng bào Tày nơi đây đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy. Đồng thời góp phần cùng với các cấp chính quyền đưa xã Dân Chủ trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách khi đến với thành phố Hạ Long.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - FrancoTech, sáng 4/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng ngày 4/10 tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn và có vị thế và vị trí rất thuận lợi để giúp các doanh nghiệp tiếp tục vươn xa phát triển thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mang tầm vóc quốc tế.
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Thời sự - BDT - 17:45, 04/10/2024
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 4/10, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo Franco Tech. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 13:35, 04/10/2024
Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Thủ tướng: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thời sự - PV - 12:05, 04/10/2024
Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Long An: Tập huấn báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính

Tin tức - Duy Chí – Y Phong - 10:57, 04/10/2024
Thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 27 Công ước khung của Liên hợp quốc về Giảm phát thải khí nhà kính – Thích ứng với biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các văn bản pháp quy, hướng dẫn kiểm kê, chuyển đổi, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã có hiệu lực thi hành; Ngày 04/10/2024, Sở Công thương tỉnh Long An – Trung tâm Khoa học và Hợp tác Netzero Viet Nam – Asia (VANZA) – Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và phát triển doanh nghiệp phối hợp tổ chức Hội thảo Tập huấn lập báo cáo kiểm kê và giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính.
Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Đội ngũ Người có uy tín - Điểm tựa của đồng bào DTTS ở Bình Phước

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 10:53, 04/10/2024
Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước có bước phát triển mạnh mẽ; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín tại các thôn, ấp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên UBDT

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đối thoại với Đoàn thanh niên Ủy ban Dân tộc. Kỳ vĩ, nguyên sơ hang động Khó Chua La ở Điện Biên. Người phụ nữ Pa Kô nhân hậu, đảm đang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Tân sinh viên K’Thư với tình yêu văn hóa Mạ

Giáo dục - Minh Đạo - 10:49, 04/10/2024
Ngày 18/9, K’Thư - người con của đồng bào dân tộc Mạ ở xã vùng sâu Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng chính thức trở thành tân sinh viên khoa Văn khóa 48, Trường Đại học Đà Lạt sau hành trình nỗ lực vượt qua vô cùng gian khó.
Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 10:36, 04/10/2024
Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.
Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Ngăn ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 10:31, 04/10/2024
Sau mưa lũ, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang khẩn trương vệ sinh chuồng trại; bảo đảm an toàn trước khi tái đàn khôi phục sản xuất.
Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 10:30, 04/10/2024
Tối 3/10, tại thị trấn Phước Dân, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Phước tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm. Tham gia Hội thi có trên 100 diễn viên, nhạc công đến từ các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Hội thi thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện đến xem cổ vũ phong trào văn nghệ dân gian gắn với Lễ hội Katê 2024.
Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Nông sản xuất khẩu sẽ “cán mốc” 55 tỷ USD trong năm nay

Kinh tế - Minh Thu - 10:28, 04/10/2024
Theo nhận định của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với nỗ lực lớn của các doanh nghiệp (DN), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ra sẽ sớm cán mốc 55 tỷ USD trong năm 2024. Bởi trong những tháng cuối năm 2024, nhiều quốc gia đã tăng tốc nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó chủ yếu là trái cây, cà phê và gạo.