Năm 2017, cả nước có hơn 107 nghìn hộ nghèo phát sinh; cùng với đó là hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Đây sẽ là “nguồn” bổ sung vào số lượng hộ nghèo năm 2018 và những năm tiếp theo nếu không được trợ sức kịp thời.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, tuyên dương, khen thưởng những hộ thoát nghèo, thôn, xã thoát khỏi diện ĐBKK. Đây là một cách làm hay nhằm khuyến khích, lan tỏa ý chí vươn lên của đồng bào DTTS nghèo, là động lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Kiên quyết thu hồi những diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả; tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương;… được xem là những giải pháp để giải bài toán thiếu đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng việc triển khai những giải pháp này như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét.
Giai đoạn 2013-2020, cả nước có 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở. Với nỗ lực của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, đến nay hàng trăm nghìn hộ người có công đã được an cư trong những căn nhà kiên cố.
Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Khmer có 44.289 người. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào Khmer nhằm giúp bà con giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Từ cuối năm 2016, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) được chọn để thực hiện mô hình điểm giảm nghèo của tỉnh với mô hình chăn nuôi lợn thịt. Đây là cơ hội không nhỏ để người dân tham gia mô hình thoát nghèo, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 9,73%.
Hội Nông dân huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk có 9.643 hội viên sinh hoạt ở 7 hội cơ sở, trong đó có 18 chi hội. Những năm qua, Hội Nông dân huyện Krông Buk tích cực đổi mới phương thức hoạt động thi đua học tập và làm theo lời Bác như: Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Năm 2018, tỉnh Bắc Kạn được bố trí nguồn lực không nhỏ để thực hiện công tác giảm nghèo, với mục tiêu đến hết năm có thêm 2.133 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo như thế nào để đạt hiệu quả bền vững đang là vấn đề đặt ra.
Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ngày càng được nhân rộng.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) ngày càng đi vào chiều sâu, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, Chi bộ thôn Sơn Hạ là tập thể tiêu biểu điển hình.
Tăng trưởng bao trùm là một vấn đề ưu tiên của tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Trước đây, vì thiếu vốn đầu tư nên bà Nguyễn Thị Dung, thôn 4, xã Bằng Cốc (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) chỉ nuôi vài ba đàn gà nhỏ lẻ.
Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, diện mạo của xã đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đổi thay rõ rệt: Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản xuất phát triển, đời sống của người dân ngày càng ổn định, khấm khá.
Thời gian qua tổ chức Hội Phụ nữ ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp cho chị em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát huy nội lực để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc và tham gia xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 62%). Sau hơn 7 năm xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình chính sách khác, Vĩnh Phú có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống của người dân ngày được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm mạnh.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc phát triển cây chè đã góp phần thay đổi tập quán, tư duy canh tác của đồng bào các dân tộc.
Gần 5 năm trở lại đây, ở Lạng Sơn thời tiết khá khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn gia súc.
Trước đây, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Mường Tè (Lai Châu) được triển khai chủ yếu là cho không. Vì thế, đã tạo nên tính ỷ lại của người dân, tư tưởng muốn ở lại hộ nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ.
Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước, nhưng thời gian qua, việc giảm nghèo ở Thượng Trạch chưa mang lại hiệu quả, cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Những năm qua, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã triển khai nhiều chương trình, dự án giảm nghèo, nhưng hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững nên nhiều hộ đã xóa được nghèo nhưng lại tái nghèo. Trước thực tế này, huyện Trà Bồng đã rà soát, nghiên cứu và xác định lại các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Theo đó, địa phương vẫn lựa chọn lĩnh vực nông-lâm nghiệp là kinh tế chủ đạo và tập trung hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững.