Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng tốc giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - 07:45, 15/02/2021

Việt Nam có 53 DTTS, chiếm gần 15% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên, đồng bào DTTS Việt Nam điều kiện sống còn khó khăn. Việt Nam được cộng đồng quốc tế ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển DTTS, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế - xã hội (KT-XH) giữa người DTTS với người dân trong cả nước. Để giải quyết tình trạng nghèo đói trong cộng đồng các DTTS, đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và đầu tư bổ sung khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

Cần tăng tốc giảm nghèo đa chiều vùng DTTS để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước. (Ảnh chụp tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang)
Cần tăng tốc giảm nghèo đa chiều vùng DTTS để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước. (Ảnh chụp tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang)

Kết quả giảm nghèo ấn tượng

Các giải pháp can thiệp của Chính phủ đã cải thiện đáng kể về mức sống của người DTTS, cụ thể về sự kết nối cơ sở hạ tầng, tiếp cận các dịch vụ công, dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng nghèo đói đã giảm mạnh từ gần 50% năm 1992 xuống 0,8% năm 2018 (Báo cáo của UNDP-TCTK 2019). Báo cáo cập nhật Phát triển con người và Nghèo đa chiều của UNDP 2019 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 29 trong số 102 quốc gia về chỉ số nghèo đa chiều, và nằm trong số các quốc gia có thành tích cao nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương về chỉ số này.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn trong giảm nghèo đa chiều (NĐC) và phát triển KT-XH ở vùng DTTS.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng nghèo tạm thời về thu nhập. Đánh giá gần đây của UNDP và UNWomen về tác động KT-XH của Covid-19 đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ước tính tỷ lệ nghèo trước Covid-19 là 22% trong các hộ gia đình DTTS có thể đã tăng lên 76% vào tháng 4 năm 2020 và vẫn ở mức tương đối cao là 70% vào tháng 5 năm 2020.

Đời sống người DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Họ đang nằm trong các “túi nghèo”. Điều này là do một số rào cản mà các DTTS phải đối mặt, gồm: Cư trú tại nơi thường bị cô lập về địa lý, thường xuyên xảy ra thiên tai và biến đổi khí hậu; hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ kinh tế, tài chính và xã hội có chất lượng, cũng như các rào cản về văn hóa, ngôn ngữ đối với việc tham gia phát triển. Các “túi nghèo” này đòi hỏi phải có các phương pháp tiếp cận toàn diện, cùng với các giải pháp sáng tạo, thời gian và nguồn lực tài chính để giải quyết. Đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là CTMTQG) phải thực hiện được mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở vùng DTTS.

Tăng tốc giảm nghèo đa chiều ở vùng DTTS

Covid-19 dẫn đến tình trạng bất ổn, tạo ra các thách thức và cơ hội phải được giải quyết trong quá trình thực hiện CTMTQG. Thành công to lớn của Việt Nam trong việc ngăn chặn Covid-19 và những tác động tiêu cực đến KT-XH của nó đã được người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của Covid-19 đã đẩy nhiều người vào cảnh đói nghèo hơn và thay đổi phương thức kiếm sống của người dân. Những thay đổi này phải được xem xét trong quá trình thực hiện CTMTQG để bảo đảm Chương trình phát huy hiệu quả trong bối cảnh “bình thường mới”.

Ngoài việc đẩy thêm nhiều người vào cảnh nghèo đói và thay đổi phương thức kiếm sống của những người dễ bị tổn thương, Covid-19 cũng đặt ra mức độ bất ổn cao cho giai đoạn sắp tới trên toàn cầu và tại Việt Nam. Tuy nhiên, các hỗ trợ của chúng tôi tại các tỉnh Bắc Kạn và Đăk Nông cho thấy, các Hợp tác xã do người DTTS quản lý được hỗ trợ sản xuất và kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử trước Covid-19, có khả năng chống chịu khá kiên cường trước những cú sốc của đại dịch. Một số Hợp tác xã thậm chí đã có thể nhanh chóng thích nghi và chuyển đổi sản xuất để đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường.

CTMTQG cần tạo ra một hệ sinh thái, với không gian rộng lớn hơn cho các giải pháp sáng tạo tại địa phương. Nhiều sáng kiến được thí điểm thành công ở cấp địa phương, được UNDP và các đối tác phát triển khác hỗ trợ, cho thấy tiềm năng đổi mới to lớn của chính quyền và cộng đồng địa phương. Hệ sinh thái, các thử nghiệm chính sách và các cơ chế khuyến khích cần được áp dụng trong CTMTQG để tạo ra các giải pháp sáng tạo và nhân rộng các giải pháp thành công. Thúc đẩy sự đổi mới của địa phương là chìa khóa để bảo đảm rằng CTMTQG có thể giải quyết các nhu cầu đa dạng của người dân địa phương một cách hiệu quả nhất.

CTMTQG cần đưa ra các giải pháp khuyến khích tăng cường trách nhiệm giải trình trong việc đạt được các kết quả phát triển. Việc chuyển đổi từ cách tiếp cận dựa trên đầu ra và sự tuân thủ sang cách tiếp cận quản lý dựa trên kết quả, từ đó tạo cho chính quyền địa phương và người dân nhiều không gian và tính linh hoạt hơn để sáng tạo và thử nghiệm các giải pháp tích hợp và đổi mới. Đây là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà CTMTQG có thể áp dụng để hỗ trợ các vùng DTTS và người dân trong bối cảnh “bình thường mới” đang thay đổi nhanh chóng.

Điều quan trọng là cần xây dựng khả năng tiếp thu nhanh từ các thử nghiệm địa phương. Việc học hỏi tích cực cần tạo điều kiện thuận lợi cho các trao đổi và đối thoại giữa các bên liên quan, chia sẻ và phổ biến kiến thức về các giải pháp đổi mới đã được thử nghiệm và thúc đẩy quá trình ra quyết định có sự tham gia của người dân.

UNDP sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Chính phủ

Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), UNDP đang hỗ trợ kỹ thuật cho công tác thiết kế và thực hiện CTMTQG về Phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, thông qua Dự án “Tăng tốc phát triển kinh tế KT-XH và giảm nghèo đa chiều trong vùng DTTS tại Việt Nam giai đoạn 2020-2025”. Dự án này nhằm xậy dựng một hệ sinh thái cho phép các bên tham gia ở tất cả các cấp tạo ra và thử nghiệm các giải pháp sáng tạo và tích hợp để đẩy nhanh giảm nghèo đa chiều ở các nhóm và vùng DTTS; khuyến khích các nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là phụ nữ DTTS, tham gia bình đẳng và hưởng lợi từ sự phát triển KT-XH của đất nước và khả năng ứng phó trong bối cảnh Covid-19 đang thay đổi nhanh chóng.

Tóm lại, Việt Nam đang phục hồi kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” với cơ hội xây dựng một tương lai không còn người DTTS nào bị đói nghèo. UNDP sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Chính phủ trong việc tạo ra một Việt Nam thịnh vượng trong tương lai - ở đó không ai bị bỏ lại phía sau. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổ liên kết trồng chuối lùn ở Tà Rụt - Mô hình hay của phụ nữ DTTS

Tổ liên kết trồng chuối lùn ở Tà Rụt - Mô hình hay của phụ nữ DTTS

Tổ liên kết trồng chuối lùn của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Tà Rụt, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị được thành lập từ năm 2019. Sau 3 năm thực hiện với hình thức liên kết, đã giúp hàng chục chị em phụ nữ là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS có việc làm, thu nhập ổn định. Đặc biệt khi có các chính sách “tiếp sức” hỗ trợ của Hội LHPN các cấp và Chương trình MTQG 1719, sản phẩm chuối lùn Tà Rụt đứng trước cơ hội phát triển, trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Bảng xếp hạng FIFA: Đội tuyển Việt Nam đứng im ở vị trí 95, Thái Lan, Malaysia và Indonesia cùng thăng tiến

Bảng xếp hạng FIFA: Đội tuyển Việt Nam đứng im ở vị trí 95, Thái Lan, Malaysia và Indonesia cùng thăng tiến

Thể thao - PV - 8 giờ trước
Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng trong trận giao hữu duy nhất ở tháng 9, nhưng vì các đội tuyển đứng trên cũng giành kết quả tốt, nên thầy trò HLV Philippe Troussier không thể tiến cao hơn trên Bảng xếp hạng FIFA.
Việt Nam - Campuchia cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển

Việt Nam - Campuchia cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển

Thời sự - Minh Thu - 8 giờ trước
Biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào. Điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) với cột mốc mang số hiệu 314.
Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 8 giờ trước
Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.
Tổ liên kết trồng chuối lùn ở Tà Rụt - Mô hình hay của phụ nữ DTTS

Tổ liên kết trồng chuối lùn ở Tà Rụt - Mô hình hay của phụ nữ DTTS

Kinh tế - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Tổ liên kết trồng chuối lùn của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Tà Rụt, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị được thành lập từ năm 2019. Sau 3 năm thực hiện với hình thức liên kết, đã giúp hàng chục chị em phụ nữ là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS có việc làm, thu nhập ổn định. Đặc biệt khi có các chính sách “tiếp sức” hỗ trợ của Hội LHPN các cấp và Chương trình MTQG 1719, sản phẩm chuối lùn Tà Rụt đứng trước cơ hội phát triển, trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương.
Lào Cai: Nhiều giải pháp đưa thông tin đến vùng đồng bào DTTS

Lào Cai: Nhiều giải pháp đưa thông tin đến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi (theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025), tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Chiều 21/9, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Hoa Kỳ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Hoa Kỳ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Chiều 21/9, tại New York, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry nhân dịp Thủ tướng tới Hoa Kỳ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Sáng 21/9 theo giờ địa phương, tại New York, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tọa đàm chính sách có chủ đề : "Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững trong môi trường kinh tế toàn cầu biến động" với các giáo sư, chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu hàng đầu đến từ các trường đại học Harvard, Columbia, Yale.
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Xã hội - Tiêu Dao – Vĩnh Kết - 21:57, 21/09/2023
Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Điện mừng tới Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Điện mừng tới Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

Tin tức - PV - 21:35, 21/09/2023
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), ngày 21/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Điện mừng tới Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.