Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách giảm nghèo

PV - 21:16, 19/12/2018

“Tỷ lệ nghèo đa chiều (theo chuẩn nghèo đa chiều của Việt Nam) giảm đáng kể từ 15,9% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2016, đồng nghĩa với việc khoảng gần 6 triệu người đã thoát nghèo”. Đây là một trong những nội dung vừa công bố tại Hội thảo công bố Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: “Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người”, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 19/12, tại Hà Nội. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng tham dự Hội thảo.

chính sách giảm nghèo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng phát biểu tại Hội thảo.

Năm 2015, Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, đánh dấu bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ đo lường nghèo theo thu nhập sang đo lường đa chiều. Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân cả nước là 1-1,5%/năm và riêng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm.

Theo Báo cáo, tỉ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam giảm đáng kế từ 15,9% (năm 2012) xuống còn 9,1% (năm 2016), khoảng 6 triệu người đã thoát nghèo. Khoảng cách nghèo giữa các vùng miền và các nhóm dân tộc vẫn là thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững “giảm nghèo ở mọi chiều cạnh và ở mọi nơi”. Tỉ lệ nghèo cùng cực giảm mạnh, từ 49,2% (năm 1992) xuống còn 2% (năm 2016).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Quyền đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đánh giá, tiến bộ của Việt Nam đạt được trong giảm nghèo là “thành công ở tầm thế giới”, nhờ tăng trưởng bao trùm, giúp tạo việc làm cho người dân; tiếp cận tương đối công bằng đối với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình mục tiêu và chính sách bảo trợ xã hội giúp những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống. Mặc dù vậy, nghèo đói vẫn tồn tại ở nhiều khu vực, đặc biệt là các vùng đồng bào DTTS sinh sống. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cao gấp 2 lần so với mức trung bình của cả nước. Trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2016 của dân tộc Kinh là 6,4% thì tỷ lệ này ở một số nhóm DTTS cao hơn nhiều (dân tộc Mông là 76,2%, Dao 37,5%...). Khoảng cách nghèo đói tính theo các chiều về chi tiêu, thu nhập, giáo dục…giữa dân tộc Kinh và các DTTS ngày càng gia tăng trong giai đoạn  2012-2016.

Để có thể giảm bớt khoảng cách nghèo giữa các vùng miền và các nhóm dân tộc, bà Caitlin Wiesen cho rằng, ngoài việc mở rộng dịch vụ xã hội và bảo trợ xã hội theo hướng phổ quát, năng lực phát triển kinh doanh của đồng bào DTTS cần được tăng cường, cùng với tiếp cận tài chính, ươm mầm khởi nghiệp...

 

chính sách giảm nghèo Toàn cảnh Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng đánh giá rất cao việc tổ chức Hội thảo và các kết quả nghiên cứu của Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam. Đây là bản báo cáo cung cấp thông tin toàn cảnh về nghèo đa chiều, với sự đánh giá mang tính độc lập, khách quan, giúp các cơ quan của Việt Nam trong bối cảnh đổi mới chính sách giảm nghèo trong thời gian tới. Chia sẻ về nội dung Ủy ban Dân tộc đang chuẩn bị hội thảo quốc gia và hội nghị toàn quốc về đánh giá chính sách dân tộc, trong đó có chính sách giảm nghèo trong thời gian qua và đề xuất các ý tưởng chính sách dân tộc cho giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030; Báo cáo sẽ góp phần cung cấp thông tin, sáng kiến, giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra nhiều thách thức đối với đồng bào DTTS như: tỉ lệ hộ nghèo cao, sự chênh lệch về thu nhập, mức sống, khoảng cách phát triển giữa một số vùng miền.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm cho biết: những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trong trong giảm nghèo vùng DTTS, tuy nhiên thực tế, vùng DTTS vẫn còn rất khó khăn, đặt ra nhiều vấn đề thách thức cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, đưa ra những giải pháp đổi mới chính sách giảm nghèo trong thời gian tới.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 3 giờ trước
Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 3 giờ trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 4 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 4 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Tin tức - T.Hợp - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 7 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 8 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Pháp luật - Thiên An - 8 giờ trước
Từ phản ánh của người dân về tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã bị gãy đổ và hư hỏng nặng. HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này. Vừa qua, Bí thư Huyện ủy Văn Lãng đã kết luận: “Chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an huyện xác minh, làm rõ, xem xét tính chất, mức độ xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật”.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.