Kinh tế -
Minh Thứ - Bá Trí -
22:38, 07/04/2020 Kiên trì đến từng nhà giúp đỡ, hướng dẫn người dân cách làm ăn để thoát nghèo, đó là việc làm thường xuyên của chị Hồ Thị Hồng Thủy, người Pa-cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà-ôi), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Trung Sơn, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Với sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Thủy, nhiều hộ trong xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kinh tế -
Điểu Vĩnh -
14:58, 30/03/2020 Năm qua, xã Lộc Thành được huyện Lộc Ninh (Bình Phước) giao chỉ tiêu giảm 29 hộ nghèo, trong đó có 18 hộ DTTS. Với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền cùng sự nỗ lực phấn đấu của người dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo, công tác xóa nghèo của xã đã đạt thành quả đáng ghi nhận.
Kinh tế -
Nguyễn Ngọc - Mai Hương -
10:36, 18/03/2020 Nhờ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo, mà tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) giảm dần từng năm, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Trong đó, nổi bật là việc triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh tế -
Mai Hương -
16:11, 07/02/2020 Trong những năm qua, TP. Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó, các chương trình tín dụng giải ngân qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố là giải pháp quan trọng, hiệu quả nhằm thực hiện tốt các mục tiêu Chiến lược quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội...
Năm 2019, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn đạt yêu cầu đề ra. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững cần phải được các địa phương thực hiện.
Xã hội -
Thùy Linh -
10:07, 07/01/2020 Từ chủ trương phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã có nhiều cách làm thiết thực. Một trong những mô hình điển hình là mô hình đưa cán bộ, đảng viên chủ chốt về sinh hoạt tại chi bộ cơ sở để giúp đỡ hộ nghèo đã mang lại nhiều kết quả ấn tượng.
Thời sự -
Hoài Dương -
10:00, 18/10/2019 Những năm qua, đã có nhiều chính sách, dự án được triển khai, nhằm hỗ trợ bà con bản Pan Khèo (100% là đồng bào dân tộc Mông), xã Thèn Sin, huyện Tam Đường (Lai Châu) giảm nghèo. Thế nhưng, đến nay vẫn còn 90% trong số 56 hộ của bản (284 khẩu) là hộ nghèo, 10% cận nghèo.
Thời gian qua, với sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong thực hiện các Chương trình quốc gia đã góp phần làm thay đổi bức tranh kinh tế-xã hội, nhận thức và cuộc sống của người dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 21,88%, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kạn. Các chương trình, dự án-một nguồn lực lớn đã được đầu tư để nâng cao đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, thực tế triển khai các chương trình cũng còn một số tồn tại chưa phù hợp với thực tế.
Xã hội -
THÙY DUNG -
10:57, 03/10/2019 Kông Chro hiện là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao là do một bộ phận người dân còn thụ động trong phát triển kinh tế.
Là huyện nghèo, vùng cao biên giới, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, nhận thức người dân còn hạn chế; dân cư sống rải rác, tập quán canh tác lạc hậu… những khó khăn nội tại đó, khiến cho Si Ma Cai lâu nay là lõi nghèo của tỉnh Lào Cai. Công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu...
Những năm qua, thực hiện Chương trình giảm nghèo ở khu vực miền Tây Nghệ An, nhiều địa phương đã huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo, từ đó đã tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống người dân và làm thay đổi diện mạo các bản làng. Tuy nhiên, Chương trình giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao…
Như Xuân là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào DTTS sinh sống được Chính phủ đầu tư theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2009-2020. Với những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội những năm gần đây, Như Xuân đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra khỏi danh sách huyện 30a.
Theo ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện đã huy động và triển khai hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, Ba Tơ đã lồng ghép với Chương trình 30a, 135... đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình dân sinh, hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế và trường học; trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
“Giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS, miền núi-Những góc nhìn đa chiều”, là nội dung Hội thảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tổ chức diễn ra ngày 22/01, tại Hòa Bình. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH chủ trì Hội thảo. Về phía Ủy ban Dân tộc có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm tham dự.
Đến hết năm 2018, đã có gần 13 ngàn tỷ đồng từ hợp phần hỗ trợ sản xuất thuộc CT135 cung cấp cây, con giống cho đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Điện Biên. Việc thực hiện đồng bộ, hợp lý nguồn vốn đã góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Điện Biên.
Từ nguồn lực phân bổ của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2016–2020, huyện Tủa Chùa đã thực hiện hiệu quả đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, điện sinh hoạt, nhà văn hóa, trường lớp học; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người dân... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của huyện còn 53,4%, giảm 6,7% so với năm 2017.
“Tỷ lệ nghèo đa chiều (theo chuẩn nghèo đa chiều của Việt Nam) giảm đáng kể từ 15,9% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2016, đồng nghĩa với việc khoảng gần 6 triệu người đã thoát nghèo”. Đây là một trong những nội dung vừa công bố tại Hội thảo công bố Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: “Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người”, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 19/12, tại Hà Nội. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng tham dự Hội thảo.
Để giảm nghèo bền vững, một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng là đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ này chủ yếu kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Năm 2015, khi nâng chuẩn nghèo (hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn và dưới 1,2 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị) toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào DTTS. Qua thời gian tập trung cho công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, đến nay, con số này giảm xuống còn khoảng 1.400 hộ.