Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Tạo động lực cho đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh và bền vững

Quỳnh Trâm - 17:46, 11/03/2022

Thanh Hóa là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020. Với mục tiêu thoát nghèo nhanh và bền vững, công tác giảm nghèo đã được cả hệ thống chính trị ở tỉnh đặc biệt quan tâm vào cuộc, tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS có động lực vươn lên thoát nghèo.

Mô hình trồng cam an toàn của hộ anh Lương Văn Tưởng, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc mỗi năm thu về 500 triệu đồng
Mô hình trồng cam an toàn của hộ anh Lương Văn Tưởng, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc mỗi năm thu về 500 triệu đồng

Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên

Nhiều năm qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa luôn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Bằng những giải pháp cụ thể, từ công tác tuyên truyền vận động người dân; định hướng, hướng dẫn phát triển kinh tế; tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi; tăng cường tập huấn khoa học - kỹ thuật... đã tạo động lực và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo trong vùng đồng bào DTTS miền núi, nhờ đó công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Là hộ nghèo, nhiều năm liền gia đình anh Phạm Văn Quý, thôn Lương Thiện, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc cứ loay hoay với câu hỏi làm gì để thoát nghèo. Năm 2016, khi gia đình anh Quý được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống sinh sản, được vay vốn hỗ trợ sinh kế, vợ chồng anh đã đầu tư nuôi thêm ngan, gà.

Sau 5 năm, hiện gia đình anh Quý phát triển lên được 3 con bò; đàn ngan, gà gần 200 con đã đến kỳ xuất bán. Mới đây, vợ chồng anh cũng đã có căn nhà mới sau nhiều năm sống trong ngôi nhà lụp xụp. Hiện gia đình anh Quý đã được ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Anh Quý phấn khởi cho biết: "Tôi vẫn nhớ cảm giác vui sướng khi lần đầu tiên, gia đình tôi có một tài sản lớn, đó là con bò trị giá hơn 10 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ. Sự hỗ trợ đó là động lực to lớn để gia đình tôi phấn đấu thoát nghèo”.

Do phương thức gieo trồng lạc hậu, nên bao năm năng suất, chất lượng cây sắn, cây mía của gia đình anh Lương Văn Tưởng, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc đạt thấp. Thu nhập ít ỏi không đủ chi phí, khiến gia đình anh Tưởng bao năm quanh quẩn với cái nghèo.

Năm 2019, anh được chính quyền hỗ trợ kinh phí để tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và thực hiện mô hình trồng gần 1.000 gốc cam canh, tới nay sau gần 4 năm, mô hình này đã phát huy hiệu quả. Hiện, mỗi năm gia đình anh Tưởng xuất bán khoảng 20 - 30 tấn cam, thu về từ 500 - 600 triệu đồng. Anh Tưởng được đánh giá là một trong các hộ tiên phong trồng cam, thoát nghèo ở Kiên Thọ.

Ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2020, từ các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, và hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đến nay, huyện có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc còn 4.159 hộ nghèo và cận nghèo. Huyện đang phấn đấu, mỗi năm sẽ giảm bình quân 2,3% số hộ nghèo trở lên; Đồng thời, phấn đấu năm 2025, hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới.

Nhiều hộ dân ở miền núi Thanh Hóa vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ con giống
Nhiều hộ dân ở miền núi Thanh Hóa vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ con giống

“Trao cần câu không trao con cá”

Trước năm 2020, huyện Bá Thước còn 8 xã đặc biệt khó khăn, thì đến nay nhờ sự triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo, huyện chỉ còn 1 xã đặc biệt khó khăn.

Với phương châm, muốn giảm nghèo phải tập trung giải quyết những vấn đề đang gây trở ngại trong đồng bào, như: Thiếu vốn, thiếu kỹ thuật sản xuất, thiếu việc làm. Theo đó, UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ trên địa bàn, mạnh dạn cho bà con vay vốn phát triển sản xuất theo hình thức tín chấp.

Nhờ nguồn vốn vay từ chương trình giảm nghèo, chị Hà Thị Dự, thôn La Ca, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước đã thực hiện thành công mô hình bảo tồn, phát triển vịt Cổ Lũng.

Chị Dự cho biết: "Ngoài nuôi vịt lấy thịt, trong 1 năm gia đình tôi còn hỗ trợ vịt giống cho bà con tham gia mô hình. Mấy năm gần đây, du lịch ở Pù Luông phát triển mạnh mẽ, nhờ đó, vịt nuôi đến đâu bán hết đến đó, thương lái đến tận nhà thu mua. Giá vịt thịt bán ra thị trường tương đối ổn định, từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi 50 - 60%".

Theo ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước: Những năm qua, với quan điểm "trao cần câu không trao con cá", địa phương đã căn cứ vào nhu cầu thực tế, khả năng phát triển kinh tế của các hộ gia đình để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các hộ cho phù hợp... do vậy được bà con đồng thuận, phấn khởi sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học - kỹ thuật được tập huấn trong sản xuất. Nhờ đó, sản lượng,chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao, thu nhập cũng từ đó tăng lên.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Bá Thước giảm nhanh, từ 25,31% xuống 2,26% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 4,61%. Bá Thước đang phấn đấu thoát khỏi danh sách huyện nghèo trong một vài năm tới đây.

Chia sẻ về kết quả công tác giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, ông Tạ Hồng Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đến cuối năm 2021, các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa về cơ bản đã hoàn thành. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm giảm 4,62%; trong đó đối với 100 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giảm được 6,84%/năm; hộ nghèo DTTS giảm 5,82%/năm.

Giai đoạn 2021 - 2025, Thanh Hóa đang thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, với mục tiêu thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi gấp 2 lần trở lên so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,67%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 3%/năm trở lên.

Theo đó, tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn này là 20.120 tỷ đồng (ngân sách Trung ương là 15.718 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 4.305 tỷ đồng; ngân sách huyện và các nguồn hợp pháp khác 97 tỷ đồng). Trong đó, địa phương sẽ tập trung vào nhiều hạng mục quan trọng như: tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp ổn định dân cư, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; tạo sinh kế bền vững...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Chiều 30/3, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn, cùng Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai do Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Quảng Minh Cường làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Bắc Giang. Phó Bí thư Thường trực trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng tiếp và làm việc với Đoàn. Tham dự chương trình có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tống Ngọc Bắc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng và đại diện một số sở, ngành liên quan.
Tin nổi bật trang chủ
"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 chỉ đạt 66% so năm 2019 - thời điểm chưa chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, xung đột Nga - Ukraine… Trước tình hình ấy, việc “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển du lịch” đang là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm đưa du lịch “trở lại đường ray” là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Một loạt các vấn đề cũng đã được Chính phủ gợi mở để các bộ, ngành, địa phương thay đổi tư duy, thay đổi cách làm du lịch… Trong bối cảnh chung đó, “cơ hội vàng” cho phát triển du lịch vùng DTTS và miền núi là rất rõ ràng.
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Tuấn Trình - 23:17, 30/03/2023
Chiều 30/3, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn, cùng Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai do Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Quảng Minh Cường làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Bắc Giang. Phó Bí thư Thường trực trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng tiếp và làm việc với Đoàn. Tham dự chương trình có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tống Ngọc Bắc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng và đại diện một số sở, ngành liên quan.
Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Trang địa phương - Hoàng Thùy - Minh Quỳnh - 21:39, 30/03/2023
Trong 2 ngày 29 và 30/3, Đảng ủy Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2023 với sự tham gia của 61 thí sinh đến từ các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Tin tức - Trọng Bảo - 21:20, 30/03/2023
Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Văn bản chính sách mới - PV - 21:20, 30/03/2023
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng ban hành.
Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Sắc màu 54 - PV - 20:57, 30/03/2023
Hướng tới Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), ngày 30/3, tại Tp. Huế, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật cắm hoa, qua đó giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của hai nước.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tin trong ngày - 30/3/2023

Tin trong ngày - 30/3/2023

Media - BDT - 20:35, 30/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Bộ Chính trị cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội; Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho đại biểu người DTTS, tôn giáo; Lai Châu bắt giữ nhiều cán bộ về hành vi “đưa hối lộ” và "nhận hối lộ"; cùng các tin tức thời sự khác.
Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Tin tức - PV - 20:15, 30/03/2023
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Zambry Abdul Kadir đã ra Tuyên bố Báo chí chung.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Media - Trọng Bảo - 18:23, 30/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Sức khỏe - Ngân Nhi - 18:17, 30/03/2023
Các tỉnh miền Bắc hiện đang ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm A. Theo các chuyên gia, đây là điều "bất thường", bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông Xuân.
Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Media - Trọng Bảo - 18:16, 30/03/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện vùng cao biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.