Kinh tế -
Kim Ngân -
10:36, 16/12/2020 Trong những năm qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã tích cực huy động nhiều nguồn lực và thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, gắn với quyết tâm thực hiện đề án đưa thôn, xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành Chương trình 135. Theo đó, Huyện đã tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vận động Nhân dân tích cực tham gia các mô hình, dự án phát triển sản xuất, giảm nghèo, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tự lực, ý chí vươn lên thoát nghèo.
Thời sự -
Thanh Huyền -
16:32, 11/12/2020 “Dân trí, giáo dục, dạy nghề là những bài toán quan trọng để góp phần mục tiêu quan trọng xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”. Đó là một trong những nội dung phát biểu kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, diễn ra ngày 11/12, tại trụ sở Chính phủ.
Chúng tôi có dịp gặp ông Nguyễn Mạnh Hùng, dân tộc Tà Ôi, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II, năm 2020. Trải qua nhiều cương vị công tác, ông được lãnh đạo tỉnh, người dân địa phương nhìn nhận, là người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của A Lưới, đặc biệt là công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Với việc giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (bình quân hàng năm giảm hơn 3% so với Nghị quyết Đại hội XV giao là 2%) đã đưa Bạc Liêu trở thành một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác giảm nghèo của khu vực và cả nước. Với mục tiêu chống tái nghèo và xóa nghèo bền vững, Bạc Liêu đang hướng đến xóa trắng hộ nghèo trong thời gian tới.
Kinh tế -
Đạt Thành Nhân -
11:33, 12/11/2020 Thời gian qua, nhóm các cơ quan, đơn vị đỡ đầu xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã triển khai hiệu quả công tác dân vận trên địa bàn được phân công, góp phần giúp hàng chục hộ thoát nghèo bền vững. Đây là mô hình hay và thiết thực cần nhân rộng trong thời gian tới.
Năm 2015, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Đề án số 09-ĐA/TU về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với các mục tiêu: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS thuộc huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Kinh tế -
Hồng Phúc -
14:10, 25/10/2020 Sau 5 năm thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, hạ tầng cơ sở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.
Những năm gần đây, công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) đã đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt là, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giảm mạnh.
“Làm sao để giảm nghèo, để bà con làm giàu trên chính quê hương? Làm sao để vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương. Đó là câu hỏi mà người đứng đầu cấp ủy luôn đau đáu đi tìm câu trả lời. Để làm được, trước hết phải thay đổi tư duy, phải liên tục học hỏi”, bà Bùi Thị Mười, dân tộc Mường, Bí thư Huyện ủy huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chia sẻ với phóng viên.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả, trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS là thành tích đáng ghi nhận.
Diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới có nhiều thay đổi tích cực, nhất là đường giao thông đi lại thuận tiện, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đang từng bước được cải thiện nhờ được hỗ trợ đầu tư... Đây là kết quả từ việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn các xã ĐBKK ở Sơn La.
Xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) là xã miền núi đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Toàn xã có 867 hộ dân, với hơn 4.000 nhân khẩu, trong đó 2/3 dân số là người Ê Đê. Trước đây, người dân chủ yếu phát rừng làm rẫy, đời sống gặp nhiều khó khăn. Do vậy, công tác giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu của địa phương.
Kinh tế -
Quỳnh Chi -
10:10, 29/09/2020 Xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có 850 hộ dân sinh sống tại 9 thôn, bản, trong đó, đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều có 222 hộ, chủ yếu tập trung ở các bản: Khe Ngang, Khe Dây, Hang Chuồn, Lâm Ninh, Nà Lâm… Năm 2017, Trường Xuân trở thành điểm sáng trên địa bàn toàn huyện khi hoàn thành Chương trình 135, thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Mường Ảng (Điện Biên) là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của Chính phủ.
Hệ thống cơ sở vật chất, đường giao thông được cải thiện, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, sản lượng lương thực hàng hóa không ngừng gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu… Đó là kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua.
Sinh kế luôn là một trong những vấn đề nan giải, cần quan tâm giải quyết nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để giải quyết vấn đề này, nhiều năm qua, các mô hình sinh kế từ các chương trình giảm nghèo như Chương trình 135; Nghị quyết 30a, đã góp phần tạo việc làm, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, rừng U Minh, huyện U Minh (Cà Mau) là lá chắn chở che cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng. Mặc dù chịu nhiều “thương tích” của chiến tranh, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, diện mạo của U Minh đang ngày thêm đổi mới.
Nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thời gian qua, huyện Mường Chà (Điện Biên) đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, có việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, triển khai các mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện và đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 17/17 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra, tạo “đòn bẩy” đưa huyện Lục Nam trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Bắc Giang.
Nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã huy động tối đa các nguồn lực nhằm giúp người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng đời sống.