Những câu chuyện thực, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại cơ sở vùng đồng bào DTTS đã được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, do Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS tổ chức ngày 12/10, tại Hà Nội.
Chiều 12/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 lần thứ 2 và phát động nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì buổi lễ.
Những năm qua, nhiều chương trình, dự án giảm nghèo đã được triển khai ở các huyện miền núi Quảng Ngãi. Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình phát huy hiệu quả, thì cũng có không ít mô hình “chết yểu”, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Những năm qua, triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại những vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên đã mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua chính sách hỗ trợ đã “tiếp sức” cho nhiều hộ nghèo, đồng bào các dân tộc tại các huyện, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn có điều kiện vươn lên, thay đổi cuộc sống.
Trong những năm qua, nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Cả xã hội cùng chung tay vì người nghèo với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” nhưng các báo cáo cho thấy, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao, không hợp lý giữa các vùng miền, số hộ nghèo người có công tương đối lớn. Những thách thức trong công cuộc giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng của Việt Nam còn ở phía trước. Cần tìm giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững.
Như chúng tôi đã thông tin, kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo vẫn đang là băn khoăn, trăn trở của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Mới đây, tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, trong hai năm qua giảm nghèo chưa bền vững, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vẫn là địa bàn “lõi nghèo” của cả nước. Không chỉ thế, một thông tin được đưa ra tại phiên họp này cũng rất đáng quan tâm; đó là hiện nay nước ta vẫn còn trên 30 nghìn hộ người có công thuộc diện nghèo.
Sau hai năm thực hiện nghị quyết số 76/2014/Qh13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 với nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác này. Điều đáng suy ngẫm nhất là tổng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo rất lớn nhưng giảm nghèo chưa bền vững.
Nhiều vấn đề liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững đã được thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/9. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải tham dự phiên họp.
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 45 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 50% dân số của huyện. Những năm gần đây, địa phương đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế; đồng thời chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, từng bước giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó thoát nghèo. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc chú trọng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Tiếp cận chuỗi giá trị nông-lâm sản, dược liệu nói riêng, sản phẩm của đồng bào DTTS nói chung đang là hướng đi đúng để xóa đói giảm nghèo, tăng giàu vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển DTTS năm 2018, do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 18-20/8 vừa qua, đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
Sáng 14/8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bùi Sỹ Lợi, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã làm việc với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Cùng dự có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn; đại diện Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách…
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 13/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã giải trình, làm rõ nhiều vấn đề về việc thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri quan tâm.
Huyện Ninh Phước là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, đông nhất của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có trên 48.000 người Chăm. Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững ở các làng Chăm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Năm 2017, cả nước có hơn 107 nghìn hộ nghèo phát sinh; cùng với đó là hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Đây sẽ là “nguồn” bổ sung vào số lượng hộ nghèo năm 2018 và những năm tiếp theo nếu không được trợ sức kịp thời.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, tuyên dương, khen thưởng những hộ thoát nghèo, thôn, xã thoát khỏi diện ĐBKK. Đây là một cách làm hay nhằm khuyến khích, lan tỏa ý chí vươn lên của đồng bào DTTS nghèo, là động lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Kiên quyết thu hồi những diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả; tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương;… được xem là những giải pháp để giải bài toán thiếu đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng việc triển khai những giải pháp này như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét.
Giai đoạn 2013-2020, cả nước có 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở. Với nỗ lực của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, đến nay hàng trăm nghìn hộ người có công đã được an cư trong những căn nhà kiên cố.
Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Khmer có 44.289 người. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào Khmer nhằm giúp bà con giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Từ cuối năm 2016, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) được chọn để thực hiện mô hình điểm giảm nghèo của tỉnh với mô hình chăn nuôi lợn thịt. Đây là cơ hội không nhỏ để người dân tham gia mô hình thoát nghèo, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 9,73%.