Năm 2018, tỉnh Bắc Kạn được bố trí nguồn lực không nhỏ để thực hiện công tác giảm nghèo, với mục tiêu đến hết năm có thêm 2.133 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo như thế nào để đạt hiệu quả bền vững đang là vấn đề đặt ra.
Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ngày càng được nhân rộng.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) ngày càng đi vào chiều sâu, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, Chi bộ thôn Sơn Hạ là tập thể tiêu biểu điển hình.
Tăng trưởng bao trùm là một vấn đề ưu tiên của tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Trước đây, vì thiếu vốn đầu tư nên bà Nguyễn Thị Dung, thôn 4, xã Bằng Cốc (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) chỉ nuôi vài ba đàn gà nhỏ lẻ.
Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, diện mạo của xã đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đổi thay rõ rệt: Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản xuất phát triển, đời sống của người dân ngày càng ổn định, khấm khá.
Thời gian qua tổ chức Hội Phụ nữ ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp cho chị em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát huy nội lực để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc và tham gia xây dựng tổ chức hội vững mạnh.
Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 62%). Sau hơn 7 năm xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình chính sách khác, Vĩnh Phú có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống của người dân ngày được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm mạnh.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc phát triển cây chè đã góp phần thay đổi tập quán, tư duy canh tác của đồng bào các dân tộc.
Gần 5 năm trở lại đây, ở Lạng Sơn thời tiết khá khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn gia súc.
Trước đây, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Mường Tè (Lai Châu) được triển khai chủ yếu là cho không. Vì thế, đã tạo nên tính ỷ lại của người dân, tư tưởng muốn ở lại hộ nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ.
Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước, nhưng thời gian qua, việc giảm nghèo ở Thượng Trạch chưa mang lại hiệu quả, cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Những năm qua, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã triển khai nhiều chương trình, dự án giảm nghèo, nhưng hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững nên nhiều hộ đã xóa được nghèo nhưng lại tái nghèo. Trước thực tế này, huyện Trà Bồng đã rà soát, nghiên cứu và xác định lại các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Theo đó, địa phương vẫn lựa chọn lĩnh vực nông-lâm nghiệp là kinh tế chủ đạo và tập trung hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững.
Mèo Vạc là một trong những huyện nghèo 30a của tỉnh Hà Giang. Thời gian qua, một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện là ưu tiên nguồn lực để đẩy nhanh công tác giảm nghèo.
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng Agribank chi nhánh Đắk Lắk, nhiều bà con dân tộc thiểu số đã thoát nghèo.
Tháng 12 năm 2013, mô hình dòng họ Vàng tự quản về an ninh trật tự tại thôn Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) chính thức được thành lập.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2020. Nhưng để thực hiện được kế hoạch này là không dễ khi mà tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương miền núi, vùng đồng bào DTTS vẫn rất cao.
Được đánh giá là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn tỉnh Lai Châu, mỗi năm Than Uyên có khoảng gần 800 hộ thoát nghèo. Để có được kết quả này, bên cạnh các chính sách của Nhà nước và tính tự lực tự cường của đồng bào nơi đây thì một phần rất lớn đó là từ các hoạt động tích cực của những cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Trước đây, người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu phát triển kinh tế theo quy mô nhỏ lẻ, không có sự liên kết sản xuất, cho nên năng suất không cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Nhằm tháo gỡ những khó khăn đó, các nhóm cùng sở thích được ra đời với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Để giảm nghèo hiệu quả thì một trong những yêu cầu là chính sách hỗ trợ phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân. Bởi vậy, việc tăng cường đối thoại với đối tượng thụ hưởng được xem là giải pháp có tính đột phá.