Bản Kể Cả là nơi xa nhất của xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ở nơi xa xôi ấy, đời sống của đồng bào còn vô vàn khó khăn, không điện, không sóng điện thoại…; Nhưng ở nơi ấy, có các thầy giáo đang ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với những đứa trẻ và có những đứa trẻ luôn khát khao được học con chữ.
Trước yêu cầu thực tiễn của ngành Giáo dục nước nhà, ngày 22/11/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 32/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Khi chúng tôi có mặt tại huyện nghèo Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Âu Văn Nghị tự hào nói: “Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được phát động rộng rãi trong ngành Giáo dục của huyện và có những kết quả tốt. Trong đó, cô giáo Liêng Hót Rô Tơ (dân tộc Cơ Ho) dạy học tại một vùng còn nhiều khó khăn trở thành tấm gương sáng là rất đáng quý và trân trọng….”
Diện mạo mới của giáo dục vùng khó không chỉ là cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, sĩ số lớp học được duy trì ổn định, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thức của người dân về sự học với con em mình.
Thực hiện đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, thời gian qua, ngành Giáo dục và các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã có nhiều giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở hai cấp học này. Qua đó giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
Đường vào xã Na Loi (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này ngập trong sắc vàng của hoa dã quỳ. Có lẽ vì thế mà quãng đường rừng gập ghềnh, hiểm trở dài những 50km dường như ngắn lại. Tôi đã đi trên cung đường ấy đôi ba lần. Nhưng với nữ nhà giáo Lê Thị Hạnh, thì cô đã đi ngót 20 năm qua, để rồi khi xa lại nhớ và và nếu không còn dạy nữa, hẳn là sẽ day dứt khôn nguôi.
Hiện nay, trên địa bàn huyện KonPLông (Kon Tum) hàng trăm em học sinh đứng trước nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Nguyên nhân là do các em sinh sống ở những xã đã về đích nông thôn mới (NTM), nên không còn được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước như trước đây. Nhà trường phải đứng ra kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ các em trong giai đoạn đầu để các em đến trường. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Những đứa trẻ 5 - 6 tuổi mỗi ngày đi bộ nhiều cây số đường dốc gập gềnh để đến được điểm trường, rồi cũng chừng ấy cây số để trở về nhà sau mỗi buổi học. Gian nan vất vả là thế, nhưng những giấc mơ về con chữ vẫn thôi thúc những đôi chân trần vượt khó.
Chúng tôi đã có chuyến đồng hành cùng các thầy cô giáo vượt đèo dốc vào bản Tà Ry để cảm nhận nỗi nhọc nhằn và tình yêu con trẻ của những người mang sứ mệnh "gieo chữ" nơi đây.
Năm học mới này, học trò Cơ Tu tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) được học online tại một lớp học vô cùng đặc biệt - lớp học tại nhà Gươl.
Từ miền rẻo cao biên giới, cô bé người Brâu đuổi theo con chữ xuống tận phố thị xa xôi với mong ước thay đổi cuộc đời. Và mong ước cháy bỏng ấy cũng đã thành hiện thực.
Giai đoạn 2018 - 2021, Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đạt được nhiều kết quả. Các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Yên, qua 4 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020”, chất lượng học tập của trẻ em DTTS các huyện miền núi của tỉnh ngày càng chuyển biến tích cực. Đó là động lực để tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Lào Cai vừa có hướng dẫn thực hiện tuyển sinh đại học theo chế độ cử tuyển năm 2021 với tổng số 87 chỉ tiêu/8 ngành đào tạo.
Chúng tôi có dịp đến điểm Trường Tiểu học Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai), vào một ngày trung tuần tháng 10/2021. Chứng kiến, các giáo viên phải thức dậy từ 5h sáng, vượt nhiều dốc cao để mang con chữ đến với các em học trò ở vùng cao càng cảm phục tinh thần "tất cả vì học sinh thân yêu" của những thầy cô cắm bản.
Huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) cách trung tâm TP. Thanh Hóa chừng 86km về phía Tây, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Dao... Những năm qua, địa phương đang được ghi nhận là điểm sáng về giáo dục trong các huyện miền núi của tỉnh.
Giữa mênh mông núi rừng Đông Bắc, trên những bản làng vùng biên giới, đều đặn trong suốt gần 10 năm nay, các thầy cô giáo đa phần còn rất trẻ đã vượt khó để giữ cho những lớp học luôn sáng đèn vào ban đêm. Những lớp học này đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu giúp đồng bào dân tộc Dao và Sán Chỉ sinh sống tại những bản vùng cao biên giới của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đọc thông viết thạo tiếng phổ thông.
Sau một thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 18/10, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã đến trường học trực tiếp với sự phấn khởi, háo hức.
Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2021 là một mùa “bội thu” đối với thí sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với sự nỗ lực của các thí sinh, mùa tuyển sinh năm nay cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS.
Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, ngành Giáo dục địa phương đang gặp những khó khăn nhất định. Và, một trong những giải pháp, hướng đi trong thời gian tới của Si Ma Cai, là việc “tái khởi động” mô hình bán trú dân nuôi.