Ngày 13/10, tại bản Pha Thóng xã Mường Và (Sốp Cộp, Sơn La) UBND huyện Sốp Cộp phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức khai giảng lớp học xóa mù chữ cho 61 học viên dân tộc Mông.
Ngày 12/10, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức trao thưởng cho học sinh là người DTTS đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021 tại các huyện Con Cuông, Tương Dương.
Đi trên con đường đất đá dài 3km, lội qua con suối để đến lớp đã trở thành hành trình quen thuộc mỗi ngày, trong suốt 5 năm nay của cô bé dân tộc Dao Trình Thị Lan. Không chỉ có thế, 2 năm học gần đây, Lan còn phải cõng trên lưng đứa em thơ 3 tuổi cùng đến lớp, để giúp mẹ có thời gian làm lụng nuôi sống gia đình.
Thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” của tỉnh Lai Châu, những năm qua, ngành Giáo dục Lai Châu đã có nhiều giải pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh ở hai cấp học này.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, có nhiều học sinh DTTS đã đạt điểm cao, đỗ vào các trường đại học top đầu của cả nước. Các em không chỉ là niềm vinh dự của mỗi gia đình, dòng họ, bản làng, mà còn là sự kỳ vọng trở thành những tài năng trẻ cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Hình ảnh về cô giáo Nguyễn Thị Trang (Trường Tiểu học Ba Lế, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) chạy chiếc xe máy lội giữa bùn đất sau những cơn mưa để đến với học trò vùng cao khiến nhiều người cảm động.
Tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo được mượn sách giáo khoa (SGK) của nhà trường, tặng thiết bị học tập, triển khai vận động hỗ trợ điện thoại thông minh nhằm giúp các em có hoàn cảnh khó khăn bảo đảm việc học trực tuyến... là những việc làm thiết thực của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ học sinh trong mùa dịch.
Thực hiện Quyết định 5596/QĐ-BGDĐT, trong giai đoạn 2015-2020, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đối với đồng bào DTTS đã vượt chỉ tiêu đề ra.
Ngay sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, tin vui đã về với nhiều trường học và các em học sinh DTTS. Trong đó, có nhiều trường có tỷ lệ trúng tuyển vào những trường tốp đầu đạt trên 90%.
Tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học ở vùng cao đã và đang mang lại hiệu quả khá tích cực như: Chất lượng dạy học được nâng lên, giảm thiểu rõ rệt tình trạng học sinh bỏ học. Tuy vậy, tại huyện Tương Dương (Nghệ An), do cơ sở hạ tầng thiếu thốn trầm trọng đã làm “khó” cho các trường trong việc bố trí chỗ ăn nghỉ cho học sinh.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành quyết định thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, giáo dục Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã đạt nông thôn mới (NTM) là xã vùng I, đồng nghĩa với việc năm học 2021-2022, có khoảng 17 nghìn học sinh ở các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, bước đầu sẽ gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân mà những ngày qua, có rất nhiều học sinh, trong đó phần lớn là học sinh dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè đã không đến trường...
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, môn học tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) là môn học tự chọn. Năm học 2022-2023, sẽ thực hiện dạy tiếng DTTS theo chương trình và sách giáo khoa tiếng DTTS mới.
Trong kỳ xét tuyển đại học vừa qua, lớp 12A1 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 100% em đỗ đại học. Các em, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn.
Tỉnh Phú Thọ có số học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 20% tổng số học sinh toàn tỉnh, gồm các dân tộc Mường, Dao, Sán Chay, Tày, Mông… Việc nâng cao đời sống cho nhân dân vùng đồng bào DTTS nói chung, công tác giáo dục dân tộc nói riêng luôn được UBND tỉnh và ngành Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh quan tâm, từng bước nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Dẫu dịch bệnh phức tạp, cuộc sống còn khó khăn… nhưng việc học của những học sinh người Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã không hề đứt đoạn. Có được điều này là nhờ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng bản Giàng hỗ trợ mở lớp học trực tuyến, có đầy đủ bàn ghế, máy tính, điện thoại kết nối mạng internet…
Cùng với thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Nhờ các chính sách hỗ trợ đặc thù mà những năm gần đây, chất lượng cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã có những khởi sắc rõ nét. Chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các chính sách hỗ trợ đã mang lại một diện mạo mới. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Xuyên- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tận dụng "thời gian vàng" trong điều kiện bình thường mới, các trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang triển khai nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm học.
Đó là phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Khai giảng năm học mới 2021 - 2022 của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái tổ chức ngày 7/9. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương tham gia cùng Đoàn công tác của Chủ tịch nước.