Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Trường học nông trại ở A Mú Sung (Bài 2)

Thuỳ Anh - 16:57, 21/09/2022

Tại các tỉnh vùng cao, mô hình trường học gắn với thực tiễn đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho các em. Mô hình trường học nông trại ở Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung là một điểm sáng, Nhà trường không chỉ chú trọng phát triển kỹ năng sống mà còn là cánh tay nối dài giúp phụ huynh học sinh phát triển kinh tế địa phương.

Bài thể dục giữa giờ của tập thể học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Bài thể dục giữa giờ của tập thể học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Đến trường không chỉ để học chữ

Tôi lái xe từ thành phố Lào Cai ngược tỉnh lộ 156 khoảng hơn 70km thì tới Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Xưa con đường này rất khó đi và hầu hết giáo viên lên vùng cao dạy học phải đi xe máy hoặc đi bộ, để đi từ thành phố lên đến bản mất đến cả ngày đường. Đầu năm học mới, các trường học vùng cao lại e ấp trong màn sương muối đặc quánh của đông non.

Khoảng 2h lái xe, tôi tới trường A Mú Sung, đúng vào giờ ra chơi của các em, tôi không báo trước nhưng như có sự sắp xếp sẵn, học sinh trường đều tăm tắp trong bài thể dục giữa giờ. Sau đó các em cùng chơi kéo co, bóng chuyền hơi, cầu lông, đá cầu. Còn lại dưới một số gốc cây lớn là các mái cọ có tên thư viện xanh dành cho các em ham đọc sách.

Thầy Vi Hoài Thanh, Hiệu trưởng Nhà trường niềm nở chia sẻ, “thực hiện theo chương trình giáo dục 2018 mới, nhất là đối với lớp 3 và lớp 7 có nhiều thay đổi đối với môn Tin học, Công nghệ và Tiếng Anh, nên từ năm học 2021-2022 Ban Giám hiệu Nhà trường quyết định đón các con lớp 3 về học bán trú tại Trường. Đầu năm học mới này là khoảng thời gian rất khó khăn của Nhà trường bởi phòng bán trú cho lớp 3 năm nay phải bố trí đến 16 em ở một phòng. Điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn, nhưng khó khăn hơn là giai đoạn này tập thể sư phạm Nhà trường phải tập trung rèn cho các con vào nề nếp”.

Một giờ học của học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Một giờ học của học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS A Mú Sung, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Đặc thù các trường bán trú là học sinh phải ở lại trường từ thứ 2 đến chiều thứ 6 mới được về nhà. Mọi sinh hoạt của các em phải thay đổi. Cô Nguyễn Thị Vệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, đã có kinh nghiệm kèm học sinh lớp 3 khoá trước, năm nay lại đồng hành cùng các em lớp 3 mới vào, cho biết: “Hầu hết các em đều là DTTS. Khi mới từ điểm trường lẻ lên đây, các em còn bỡ ngỡ sợ đủ điều, ăn, ngủ, sinh hoạt thiếu tổ chức. Các em không biết tự tắm gội, giặt quần áo, gấp chăn màn, dọn dẹp phòng ở và lớp học. Hầu hết các em không biết sử dụng nhà vệ sinh, ăn ngủ không có giờ giấc, có em cứ ngủ là “tè dầm”, rồi có em thì khóc suốt đêm đòi về nhà, có nhiều em cứ hết giờ học lại ra cổng trường đứng khóc đợi bố mẹ đón về. Đây là khoảng thời gian khó khăn chúng tôi gồng mình chia sẻ yêu thương đưa các con vào nề nếp”.

Tình thương và kỷ luật

Thầy Phùng Đức Giang, Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, “đầu năm học là giai đoạn khó khăn nhất, chúng tôi phải ở lại nội trú, đồng hành cùng đưa các con vào nề nếp và xây dựng giáo án mới cho năm học mới. Đêm đêm các cô ngủ lại phòng bán trú cùng học sinh, hướng dẫn các em sử dụng từ bàn chải, nhà vệ sinh, tắm gội, giặt quần áo, rửa bát đũa cá nhân, gấp chăn gối, quét dọn vệ sinh phòng ở…”

Để vượt qua được giai đoạn khó khăn này, nhà trường đã kết hợp cùng Đoàn kinh tế 345 đóng trên địa bàn xã xây dựng giáo án để giúp các em lớp 3 từng bước đi vào nề nếp, tự giác trong sinh hoạt cá nhân.

Bài thể dục 5h sáng của tập thể học sinh để khởi động ngày mới
Bài thể dục 5h sáng của tập thể học sinh để khởi động ngày mới

Báo thức vừa điểm 5h sáng, trống trường dồn một hồi dài, học sinh ở các phòng ùa về sân trường cùng nhau tập thể dục buổi sớm khi màn sương dày đặc còn đang ôm trọn lấy ngôi trường. Những khuôn mặt ngái ngủ, chỉ sau vài động tác, các em đã tỉnh táo nhanh nhẹn hẳn lên. Tập xong, các em về phòng nghỉ, quan sát thấy các em rất tự giác gấp chăn gối của mình theo hình “bao diêm”, cầm chổi quét phòng, nghiêm túc như những chiến sĩ nhí. Chỉ riêng khối lớp 3, các em vẫn còn cần sự kèm cặp của giáo viên chủ nhiệm, nhưng mới chỉ 1 tuần học mới này, các em cũng dần quen với nề nếp và tự giác.

Một hồi trống lúc 6h sáng, các con lại xếp hàng đi ăn sáng sau khi tự vệ sinh cá nhân và phòng ở. Mỗi bạn tự cầm theo bát đũa của mình, lấy cơm và thức ăn, sau đó ngồi vào bàn ăn, ăn xong tự mang bát đũa đi rửa, trước khi cất bát đũa lên giá, được các anh chị khoá trên giám sát từng cái bát, nếu còn chưa sạch các anh chị yêu cầu rửa lại đến khi sạch thì mới đạt. Đến đúng 7h các em lại cắp sách lên lớp, trong vai một học sinh thực thụ.

Thầy Phạm Văn Trọng vừa chăm chú quan sát các em, vừa như thuật lại “Nhà trường đã xây dựng một quy trình bán trú tự quản, để các con kèm cặp lẫn nhau, các anh chị khoá trên kèm các em khoá dưới, nhất là nề nếp, như vậy để gia tăng sự đoàn kết của các em, đồng thời để các em khoá dưới mới vào cảm thấy yên tâm hơn khi có các anh chị lớn giúp đỡ, hướng dẫn. Ở đây các con sống với nhau như chị em ruột trong gia đình”.

Những chiếc chăn hình “bao diêm” được tạo bởi học sinh lớp 3 mỗi khi thức dậy
Những chiếc chăn được gấp như hình “bao diêm” do học sinh lớp 3 thực hiện mỗi khi thức dậy

Cô Nguyễn Thị Vệ chia sẻ, “năm trước có 1 em học sinh, đêm ngủ hay tè dầm các bạn không muốn ngủ cùng; mẹ bỏ đi, một mình bố nuôi mấy anh chị em, kinh tế gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình nên em nhút nhát, tôi cũng đưa em ấy đi khám ở Bệnh viện tỉnh, rồi đồng hành cùng con mấy tháng, giờ thì sức khoẻ của con đã bình thường trở lại”.

Em Lò Láo Tả học sinh lớp 7 nói, “hồi mới về trường, em cũng nhớ nhà và cứ chiều đến là khóc đòi về, nhưng các anh chị khoá trên ở đây yêu em như em trai. Các thầy cô lại tốt với em, em không chỉ được học chữ mà còn biết tự phục vụ bản thân mình”.

Niềm vui từ nông trại xanh

Buổi sớm hôm sau, tôi theo các em học sinh khối 8-9 đi hái chè. Các em thoăn thoắt hái từng búp chè non, miệng thì vui vẻ hướng dẫn tôi như những kỹ sư nông nghiệp thực thụ trên nông trường chè “một tôm hai lá cô nhé, đây là kỹ thuật hái chè của các thầy cô dạy chúng em trong chương trình ứng dụng môn công nghệ được học từ năm lớp 7. Lát nữa hái đủ, cô trò mình cùng về sao chè nhé. Chúng em cũng được học cả kỹ thuật sao chè nữa đấy”.

Thầy Vi Hoài Thanh cho biết, “đây là giống chè kim tiên đặc sản của huyện Bát Xát, nhà trường được xã và bà con nhân dân quanh đây giao cho quản lý khoảng 3ha đồi chè, hằng ngày các con chăm sóc thu hái và sao chè. Nhà trường tìm đầu ra cho sản phẩm để bổ sung vào ngân quỹ, mua thêm dụng cụ học tập và đồ ăn, đồ dùng bán trú cho các con”.

Các học sinh lớp 8-9 đi hái chè trong nông trại Nhà trường
Học sinh lớp 8-9 hái chè trong nông trại của Nhà trường

Ngoài giờ học, các em học sinh lại cùng nhau xách nước tưới rau, trồng rau, thức ăn thừa thì các em mang cho gà, vịt, lợn trong “nông trại” của Nhà trường. Đây cũng được coi như 1 giờ học thú vị về nông nghiệp của thầy trò trường A Mú Sung. Thầy Thanh chia sẻ thêm “nông trại nhỏ này cũng đủ cho mỗi lớp 1 luống rau, một góc để nuôi gà và nuôi lợn. Vùng cao còn nhiều khó khăn, xưa nay trường không thu quỹ của học sinh, mà các em tự canh tác đổi thực phẩm vào bếp ăn để chắt chiu mua thêm đồ dùng học tập”.

Thầy Vi Hoài Thanh chia sẻ thêm:“ở vùng cao, nhiều học sinh học hết lớp 9 sẽ không lên lớp 10 mà về tham gia làm kinh tế gia đình. Tận dụng lợi thế về khí hậu và đặc điểm kinh tế xã hội địa phương, chúng tôi phát triển mô hình trường học nông trại nhằm giúp các em học sinh phát triển kỹ năng sống và hỗ trợ gia đình làm nông nghiệp đúng kỹ thuật hơn”.

Ngôi trường miền biên ải với sự sáng tạo của cả thầy và trò trong suốt bao năm qua đã ươm mầm cho 26 thế hệ bán trú. Năm 2020, với mô hình Di sản Văn hóa người Dao ở Lào Cai, học sinh Nhà trường đã giành Huy chương Vàng trong Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 16. Năm 2021 trường cũng đoạt giải Nhì cấp tỉnh trong Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên với mô hình Du lịch sinh thái xã A Mú Sung. Nhiều học sinh tốt nghiệp đại học cũng trở về làm cán bộ xã, huyện phục vụ quê hương.

Những em học sinh ham đọc sách tại thư viện xanh ở một góc sân trường
Các em học sinh ham đọc sách tại thư viện xanh của trường

Xã A Mú Sung mới về đích nông thôn mới đầu năm 2021. Nhiều khoản chi phí cho học sinh trước đây được nhà nước chu cấp 100% thì nay các gia đình phải tự túc như bảo hiểm y tế và tiền mua sách vở, tiền ăn bán trú giảm xuống. Mô hình Trường học nông trại không chỉ giúp cho học sinh và nhà trường khắc phục khó khăn trong thời  gian trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh vùng cao.

Sau khi đưa Mô hình Trường học nông trại vào hoạt động, tỷ lệ chuyên cần của trường đạt 97-98%, đạt tốp đầu của huyện Bát Xát. Ở đây, các em tự tăng gia, trồng trọt để có thực phẩm bổ sung cho bữa ăn, vừa có nguồn quỹ để tiết kiệm. Chúng tôi luôn vận động bằng nhiều hình thức để khuyến khích các em chuyên cần học tập để phát triển nguồn nhân lực cho địa phương trong tương lai

Ông Ma Seo CủiChủ tịch UBND xã Mú Sung
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 2 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 3 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 8 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 13 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 14 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 16 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 21 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 23 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.