Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Phát huy truyền thống từ mô hình trường học đa văn hóa

PV - 16:58, 23/04/2021

Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng được xem như giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường có học sinh dân tộc thiểu số.

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai – Lào Cai) mặc trang phục dân tộc 2 buổi/tuần để bảo tồn văn hóa truyền thống. Ảnh: Đức Trí
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai – Lào Cai) mặc trang phục dân tộc 2 buổi/tuần để bảo tồn văn hóa truyền thống. Ảnh: Đức Trí

Nâng cao chất lượng

Tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai, dưới sự hướng dẫn của thầy cô, học sinh đã tự làm, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa của dân tộc mình ngay trong phòng trưng bày nhà trường.

Đặc biệt, học tập dưới mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, học sinh còn được tham gia nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn: Sinh hoạt trong các câu lạc bộ văn học, thêu, thể thao vào chiều thứ 7 hàng tuần.

Đáng chú ý, việc giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai không chỉ thông qua hoạt động ngoại khóa, mà còn được lồng ghép vào chương trình học chính khóa của nhà trường.

Ban giám hiệu đã chỉ đạo các bộ môn trên cơ sở rà soát lại nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng, điều chỉnh bổ sung các nội dung giảng dạy gắn với việc xây dựng mô hình trường học đa văn hóa.

Mặt khác, thông qua các phong trào thi đua của công đoàn như: “Dạy tốt, học tốt”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đã gắn nhiệm vụ xây dựng trường học đa văn hóa với chuyên môn. Vì vậy, các giờ học trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn, tạo hứng thú, say mê học tập cho học trò.

Cô Phạm Tường Linh - Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc THCS Kim Sơn (huyện Bảo Yên - Lào Cai) cho biết: Xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, học sinh được tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn trong các câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc sinh sống ở địa phương như: Múa gậy sinh tiền, hát then, tìm hiểu văn hóa người Dao....

Việc thành lập các câu lạc bộ không chỉ đơn thuần giúp học sinh giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng, mà hơn thế, thông qua tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, học sinh có cơ hội giới thiệu đến bạn bè những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình với niềm tự hào, kiêu hãnh. Từ đó góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, tăng cường gắn kết giữa học sinh các dân tộc với nhau.

Để thực hiện thành công mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, Trường phổ thông dân tộc THCS Kim Sơn đã phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể địa phương, phụ huynh tuyên truyền; thành lập hội đồng tư vấn biên soạn tài liệu văn hóa truyền thống để lồng ghép, tích hợp vào một số tiết dạy môn Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý...

Mặt khác, trường xây dựng được phòng trưng bày các nét văn hóa độc đáo của dân tộc trên địa bàn xã Kim Sơn; tổ chức ngoại khóa (dưới hình thức hội thi tìm hiểu); tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp học sinh được tiếp xúc, làm quen với các điệu hát múa truyền thống (hát then dân tộc Tày, múa gậy sinh tiền người Mông). Hoạt động tìm hiểu lễ, hội của các dân tộc như: Lễ hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày), Lễ cấp sắc của dân tộc Dao… cũng được nhà trường tổ chức.

Nhà trường còn khuyến khích học sinh dân tộc mặc trang phục truyền thống vào thứ Hai hàng tuần; tổ chức các trò chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt tập thể; mời phụ huynh tham gia dạy cho học sinh trong câu lạc bộ về các điệu múa, hát truyền thống...

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai – Lào Cai) có học sinh 3 dân tộc cùng học chung (trên 80% học sinh dân tộc Mông, gần 20% học sinh dân tộc Nùng, còn lại dân tộc Kinh), nhà trường cũng tổ chức hàng loạt các hoạt động phù hợp khi xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng.

Cô Bùi Thị Hường – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường đã tổ chức các hoạt động tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc dưới hình thức như hỏi đáp có thưởng trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp; Tổ chức cho các lớp thi tìm hiểu văn hóa các dân tộc học tại trường bằng thi viết, trắc nghiệm; Thi trang phục dân tộc cấp trường, các nhóm thi phải thuyết trình về trang phục mình dự thi.

Tới nay, trường nằm trong số không nhiều các trường tại Lào Cai tổ chức mặc trang phục dân tộc vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần. Áp dụng đối với cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Trường cũng tổ chức múa khèn ô, múa gậy sinh tiền đồng diễn toàn trường. Các hoạt động trải nghiệm bản sắc cho học sinh theo khối, lớp như: Nấu xôi bảy màu của người Nùng, làm bánh trôi người Mông, gói bánh chưng người Nùng..., học sinh tham gia đầy hào hứng.

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà – Lào Cai) thuần thục trong điệu múa sinh tiền. Ảnh: Đức Trí
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà – Lào Cai) thuần thục trong điệu múa sinh tiền. Ảnh: Đức Trí

“Trái ngọt” từ trường học đa văn hóa

Cô Phạm Tường Linh khẳng định: Xây dựng mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng trong nhà trường đã phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mô hình trên đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tăng tình đoàn kết, gắn bó trong học sinh với cộng đồng, địa phương.

Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng cũng tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ, giúp các em gắn bó với trường, lớp, luôn tự hào về nguồn cội. Đặc biệt, góp phần giúp các thầy cô giáo hiểu rõ hơn về văn hóa các vùng miền, làm phong phú hơn sự hiểu biết, giàu tình yêu quê hương đất nước trên hành trang giáo dục.

Dưới góc độ giáo viên dạy học tại trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, cô Hoàng Thị Thùy – Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai – Lào Cai) nhận thấy: Giáo dục tri thức văn hóa địa phương trong nhà trường giúp học sinh biết gìn giữ bản sắc văn hóa, tự hào dân tộc, tự tin mạnh dạn hơn. Khả năng tiếng Việt của các em tốt hơn, chất lượng giáo dục tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, học sinh vui vẻ, thích đến trường, đoàn kết nhau và không còn tình trạng kỳ thị dân tộc giữa các học sinh trong trường.../.

Mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng đã “kéo” cộng đồng vùng cao lại gần nhà trường hơn, dần xây dựng phong trào giáo dục cho người dân tộc thiểu số. Đồng thời, giúp cộng đồng thấu hiểu nhà trường hơn và thấy rõ trách nhiệm của mỗi người dân đối với giáo dục địa phương. - Cô Bùi Thị Hường

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 5 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 5 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 5 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 5 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.