Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký Quyết định số 1220/QĐ-UBND về việc thành lập Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) Nội trú THCS và THPT huyện Lâm Bình.
Không phải thực hiện những biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, năm nay, học sinh lớp 1 được tựu trường trong không khí rộn ràng, náo nức, được cha mẹ dắt tay vào tận lớp học để gửi gắm cho cô giáo. Ngày đầu tiên có cha mẹ bên cạnh, các em bớt đi phần bỡ ngỡ, tự tin hơn khi gặp gỡ cô giáo, bạn bè.
Chuẩn bị vào năm học 2022 - 2023, nhưng có hơn 1.000 học sinh các trường tiểu học xã Sơn Thủy, Hưng Thủy, Đại Phong, Hoa Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ngóng chờ phòng học xây mới, do phòng học cũ đã xuống cấp, bị lũ lụt làm sập.
Những ngày này, các trường học trên cả nước đều đang gấp rút cho công tác chuẩn bị năm học mới. Đặc biệt, ở các tỉnh vùng DTTS, miền núi, các thầy cô giáo, đang cùng góp sức chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đồng thời hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập… cho học sinh vùng khó khăn, học sinh nghèo.
Theo thông tin từ Phòng Giáo dục huyện Đam Rông (Lâm Đồng), trong ngày tựu trường 22/8, có 1.493 em học sinh lớp 1 đã ra lớp, đạt tỷ lệ gần 99%; trong đó, có 943 em học sinh người đồng bào DTTS.
Ngày 19/8, sau hơn 2 tháng tổ chức dạy chữ Khmer, chùa Serey Kandal tọa lạc phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết khóa học Hè dành cho con em đồng bào Khmer.
Theo Thông tư 46/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không quá 7 tỷ đồng/trường, cơ sở.
Ngày 18/8, tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ (Gia Lai), Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và thi công DANACON tổ chức chương trình “Tiếp sức tới trường” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh.
Vừa qua, tại các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã công bố điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023. Một số trường THPT khu vực miền núi có điểm chuẩn tăng so với năm ngoái, như: Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa…
Trong bối cảnh tỉnh Gia Lai đang thiếu hơn 3.700 giáo viên ở các bậc học, thì việc bổ sung hơn 1.200 biên chế là một tín hiệu vui với ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Nhờ các chương trình, chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở miền núi Thanh Hoá, những năm gần đây, chất lượng giáo dục tại các điểm trường đã được nâng lên rõ rệt, từ cơ sở vật chất đến chất lượng dạy và học của thầy trò nơi đây.
Chiều ngày 26/7, Đồn Biên phòng Lai Hòa - Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chùa Prey Chóp tổ chức khai giảng lớp tiếng Khmer năm 2022 dành cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng và các em học sinh trên địa bàn xã Lai Hòa.
Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trên các lĩnh vực giữa khu vực đồng bằng, thành thị với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, một trong những giải pháp đang được các xã miền núi, vùng đồng DTTS tỉnh Vĩnh Phúc triển khai là quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Thời gian qua, việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được thực hiện hiệu quả. Hệ thống giáo dục của tỉnh có bước phát triển, mạng lưới trường, lớp học ở vùng DTTS được quan tâm đầu tư thỏa đáng đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh DTTS và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2021 - 2026 (diễn ra trong hai ngày 14 - 15/7) đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở những kết quả tích cực đạt được trong giai đoạn 1, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025”.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên, thời gian qua, hệ thống trường PTDT nội trú từ tuyến huyện đến tỉnh được quan tâm đầu tư, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2, năm 2021 - 2025” nhằm mục tiêu trang bị cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội chương trình giáo dục một cách tốt nhất.
Thông tin từ Huyện ủy Mai Châu (Hòa Bình) cho biết, huyện đã họp thống nhất hình thức cảnh cáo Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Mai Châu vì có nhiều sai phạm.
Chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng lao động, không bố trí định mức biên chế… đó là cơ chế đặc thù đối với vị trí việc làm nấu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú (gọi tắt là cô nuôi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi soi vào thực tế, chế độ chính sách trên đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.