Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Hòa Bình: Khởi sắc giáo dục vùng DTTS

PV - 10:46, 03/01/2023

Những năm qua, hệ thống các trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Tỉnh có nhiều thầy, cô giáo, học sinh là người DTTS có thành tích xuất sắc trong dạy và học. Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh DTTS chuyển biến rõ nét, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đều tăng.

Hòa Bình nâng cao văn hóa đọc cho học sinh dân tộc Mông
Hòa Bình nâng cao văn hóa đọc cho học sinh dân tộc Mông

Tỉnh quan tâm huy động nguồn lực, kêu gọi xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở giáo dục DTTS. Qua đó giúp quy mô, mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển. Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các địa phương được thu hẹp đáng kể. Ngoài ra, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục, tỉnh đặc biệt quan tâm tới việc dạy và học tiếng dân tộc để góp phần giữ gìn tiếng nói, chữ viết và văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Từ đó, đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của đồng bào DTTS.

Năm học 2021 - 2022 là năm ngành GD&ĐT tiếp tục triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, năm học thứ ba diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, ngành GD&ĐT tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công. Trong đó có sự đóng góp của đội ngũ giáo viên, học sinh DTTS.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều học sinh DTTS đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Nhiều em là người dân tộc Mường, Thái, Tày đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế. Tiêu biểu là em Đinh Quốc Tuấn, dân tộc Mường, học sinh lớp 11 chuyên Toán, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập. Tuấn là học sinh giỏi toàn diện; đoạt huy chương đồng cuộc thi Olympic Toán học sinh, sinh viên toàn quốc; giải khuyến khích kỳ thi chọn học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ.

Các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT Mai Châu B nghe cô giáo giới thiệu về nhạc cụ truyền thống của các dân tộc tại Phòng truyền thống của Nhà trường
Các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT Mai Châu B nghe cô giáo giới thiệu về nhạc cụ truyền thống của các dân tộc tại Phòng truyền thống của Nhà trường

Góp phần vào những thành tích đạt được đối với ngành GD&ĐT của tỉnh nói chung và thành tích nổi bật của những học sinh người DTTS nói riêng phải kể đến những nỗ lực của tập thể nhà trường, nhà quản lý giáo dục, những giáo viên người DTTS. Từ sự nhiệt tình, tâm huyết, các thầy, cô giáo luôn sáng tạo, linh hoạt trong công tác giảng dạy, đào tạo nhiều lứa học sinh tiêu biểu, xuất sắc. Tiêu biểu như tập thể Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, trong năm 2021 - 2022 được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, là đơn vị xếp thứ nhì trong phong trào thi đua khối THPT&DTNT năm học 2021 - 2022; có các mô hình được đã được UBND tỉnh, Sở GD&ĐT công nhận, nhân rộng và áp dụng trong thực tiễn giai đoạn 2021 - 2025 như số hóa quản lý học sinh nội trú, hướng về nguồn cội.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Cảnh - dân tộc Mường, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo niềm đam mê học tiếng Anh cho học sinh. Năm học 2021 - 2022, cô Cảnh tham gia giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh của tỉnh và đạt được nhiều thành tích: 1 em đoạt giải nhì môn tiếng Anh cấp quốc gia; 34 em thi đạt chứng chỉ quốc tế IELST từ 6,5 - 8,5; điểm trung bình môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của học sinh lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đạt 9,14/10 điểm. Ngoài ra còn nhiều giáo viên người DTTS đã dành thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua khó khăn, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ con em vùng đồng bào DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi U50 đi học “vỡ lòng”

Khi U50 đi học “vỡ lòng”

Tờ mờ sáng mang gùi lên nương, đêm đến lại tất tưởi sách, bút tới lớp. Hơn nửa cuộc đời “bán mặt” cho cây ngô, cây lúa, giờ đây nhiều bà con người DTTS ở huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) mới lại bập bẹ học từng chữ cái, âm, vần…
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tin tức - Mai Hương - 2 phút trước
Ông Đoàn Minh Huấn - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Trại giam Ngọc Lý (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023.
Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 1 giờ trước
Theo chân Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của gia đình anh Sùng A Khày, xã Khao Mang, càng thấy rõ hơn sự quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của anh Khày cũng như đồng bào Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.
Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Sức khỏe - Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Nâng niu hạt ngọc của trời

Nâng niu hạt ngọc của trời

Sắc màu 54 - Tiêu Dao – Xuân Sang - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch lúa nương, đồng bào Hrê ở Quảng Ngãi vẫn dùng tay tuốt từng bông lúa, nâng niu những hạt ngọc của trời như tạ ơn cả tạo hóa, và cũng là giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của mình.
Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Trang Diệp - 4 giờ trước
Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp đã và đang đặt gánh nặng lên vai không những của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn của cả xã hội.
An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

Chính sách dân tộc - Song An - 4 giờ trước
Mùa mưa năm nay sẽ không còn là nỗi ám ảnh với hàng nghìn gia đình chính sách, khó khăn ở Điện Biên. Những căn nhà nằm trong chương trình hỗ trợ “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” không chỉ hiện thức hóa ước mơ, mà còn giúp đồng bào an cư, yên tâm lạc nghiệp.
Tìm lại “hồn” chiêng

Tìm lại “hồn” chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 4 giờ trước
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Gương sáng - Giang Lam - 4 giờ trước
Bao năm nay, vợ chồng cụ Mã Văn Thịnh (92 tuổi) và Nông Thị Vinh (94 tuổi) luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng của bà con người Tày, thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.