Ngành Giáo dục - Đào tạo đang hướng đến Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Ở vùng Nam Tây Nguyên, tin vui đến với cô giáo Ka Kầm (dân tộc Mạ) - một trong 2 nhà giáo của tỉnh Lâm Đồng có tên trong danh sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vinh danh Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2022.
Trong 2 ngày (10 -11/11/2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức tuyên truyền về chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo cho học sinh tại 4 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Mô hình giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách phát triển hệ thống trường PTDTNT đã thay đổi theo Luật Giáo dục 2019. Do đó, các văn bản, chính sách cần được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp.
Những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua đó, con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sáng 10/11, tại Tp. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Phát triển mô hình trường Dự bị đại học gắn với tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì Hội thảo.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các em học sinh DTTS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện đi học nội trú và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã trở thành tri thức trẻ, trở về phục vụ trên chính quê hương mình. Thầy Hồ Văn Vương (SN 1969), người Bhnoong (thuộc dân tộc Gié Triêng) ở làng Công Tơ Rang, xã Phước Công, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) là một điển hình như vậy.
Ngày 5/11, tại tỉnh Thái Nguyên, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (thuộc Ủy ban Dân tộc) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1957 - 2022) và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Để động viên, khích lệ, tạo động lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện của các em học sinh người DTTS, sáng ngày 4/11/2022, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quế Phong tổ chức Lễ trao thưởng cho 8 học sinh người DTTS của huyện Quế Phong đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2021 - 2022.
Thời gian qua, công tác đào tạo theo chế độ cử tuyển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Theo đó, số lượng, chất lượng cán bộ người DTTS vào làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh ngày càng tăng.
Ngày 1/11, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, “Học sinh 3 tốt”; “Học sinh 3 rèn luyện” cấp tỉnh năm 2022. Đây là chương trình hoạt động nhằm tạo sự quan tâm, ủng hộ đội ngũ giáo viên và học sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn.
Giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật trong trường học có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tầm quan trọng đó, tại mỗi địa phương, việc bám sát đặc điểm, điều kiện từng vùng miền kết hợp đổi mới, nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em học sinh đang góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các em.
Nhận học bổng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam khi đã gần 60 tuổi, lão nông Ly Giống Lềnh, dân tộc Mông là minh chứng cho lời dạy “Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2022 do UBND tỉnh phát động, Câu lạc bộ Vùng cao yêu thương, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường Tiểu học, Trường THCS xã Khánh Yên Trung, huyện Văn Bàn tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề “Hành trình ánh sáng tri thức” với mục tiêu khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong học sinh DTTS.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước vừa tổ chức buổi gặp mặt và trao kinh phí hỗ trợ sinh viên người DTTS năm học 2020 - 2021. Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo một số ban, sở, ngành tỉnh Bình Phước cùng 24 sinh viên được hỗ trợ kinh phí học tập.
Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành giám sát chuyên đề tại huyện Cam Lâm và Tp. Cam Ranh về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 1008 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và kết hợp khảo sát thực tế việc đầu tư trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức giáo dục phổ thông.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.
Sáng nay, 26/10, tại Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023.
Theo thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, năm học 2022 - 2023, tỉnh Đắk Nông thiếu gần 1.000 giáo viên, ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa. Ở nhiều nơi, học sinh mầm non không được đến trường.
Tối 23/10, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu xuất sắc năm học 2021 - 2022. Dự buổi lễ có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Đỗ Thị Minh Hoa.
Năm học 2021-2022 đã khép lại, dù bị tác động nặng nề của dịch Covid-19, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực cùng nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé đã gặt hái nhiều kết quả quan trọng. Mường Nhé đã từng bước khẳng định được chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng khó, nhất là chất lượng giáo dục mũi nhọn.