Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo viên "bám bản" để vận động học sinh đến lớp sau Tết Nguyên đán

Nga Anh - 15:35, 02/02/2023

Đến thời điểm này, học sinh cả nước đã quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vẫn còn tình trạng học sinh chưa đến trường đầy đủ.

Thầy trò Trường PTDTBT Tiểu học Đồng Giáp (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) trong buổi học đầu tiên sau Tết Nguyên đán. (Ảnh NTCC)
Thầy trò Trường PTDTBT Tiểu học Đồng Giáp (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) trong buổi học đầu tiên sau Tết Nguyên đán. (Ảnh NTCC)

Nguyên nhân do đặc thù vùng miền, nhiều em, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình làm nương rẫy hoặc đi làm thuê. Bên cạnh đó, sau Tết nhiều hoạt động lễ hội diễn ra kéo dài ở địa phương thu hút học sinh tham gia.

Tại Lạng Sơn, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ĐT) lưu ý các trường học, chủ động phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xuống tận thôn, bản vận động học sinh đến trường, quan tâm, khích lệ và động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Để duy trì sĩ số trường lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Phòng Giáo dục huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) đã lưu ý nhà trường quan tâm, sát sao với học sinh.

Theo chia sẻ của ông Ngô Văn Hiền - Trưởng phòng Giáo dục huyện Văn Quan: “Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, chúng tôi lưu ý các trường trên địa bàn huyện quan tâm, chăm lo cho học sinh trước và sau kỳ nghỉ Tết. Đặc biệt quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để không có học sinh nào phải nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn. Ngay khi trở lại trường, nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức ăn bán trú cho học sinh ngay và ổn định nếp các trường”.

Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục huyện Văn Quan còn tổ chức các đoàn kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính, tình hình tổ chức dạy học của các trường. Yêu cầu các trường báo cáo sĩ số học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên hàng ngày để nắm bắt tình hình dạy và học.

“Đối với các em học sinh nghỉ học sau nghỉ Tết Nguyên đán, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải biết được lý do. Những học sinh nghỉ học không lý do, các trường phải xuống tận nhà tìm hiểu nguyên nhân và có phương án để hỗ trợ các em”, ông Hiền nhấn mạnh.

Tại Yên Bái, tính đến ngày 30/1, tỷ lệ ra lớp trên toàn tỉnh đạt 91,3%. Thấp nhất là huyện Trạm Tấu, đạt hơn 80%.

Trước tình hình trên, Sở GD&ĐT Yên Bái đã yêu cầu các Phòng GD&ĐT phân công giáo viên bám bản, bám làng, bám từng gia đình… để vận động các em trở lại lớp. Tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ngày đầu học sinh quay trở lại trường, nhiều hoạt động được tổ chức như văn nghệ, đố vui, trò chơi dân gian để tạo hứng thú cho học sinh. Một số trường học tổ chức trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Thực tế cho thấy, việc vận động học sinh đến trường ở một số huyện vùng sâu, vùng xa là một nhiệm vụ khó khăn, vất vả của giáo viên. Nhiều nơi, thầy giáo, cô giáo phải lội suối, băng rừng, đi bộ nhiều cây số mới đến được nhà học sinh, thậm chí lên tận nương, rẫy vận động học sinh trở lại trường. Nhưng các thầy cô đều không nản lòng.

Theo các chuyên gia giáo dục, các địa phương cần tính toán mở rộng mạng lưới trường lớp, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú ở vùng sâu, vùng xa.

Ðối với các cơ sở giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi sĩ số học sinh trong lớp hằng ngày; quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của học sinh, kịp thời động viên, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ cụ thể, giúp các em có điều kiện tiếp tục học tập.

Ðối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền xã, trưởng bản, già làng đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích, vận động phụ huynh quan tâm, đưa học sinh đến trường đúng thời gian quy định. Các địa phương cần thông báo lịch nhập học của học sinh các cấp học trên loa phát thanh của xã, bản.

Ðối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, nhà trường phân công cán bộ, giáo viên trực tiếp xuống bản, vào nhà vận động, giải thích lợi ích, tầm quan trọng của việc học tập. Giáo viên cần tạo không khí học tập thoải mái, không tạo áp lực cho học sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.