Quốc hội cần giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để xây dựng chính sách dân tộc đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện giúp vùng DTTS&MN phát triển… Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Chỉ còn hơn 2 năm nữa, thời hiệu thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg sẽ hết hiệu lực. Nhưng đến thời điểm này, các địa phương chưa thể triển khai do chưa được bố trí vốn.
Bắt đầu triển khai từ năm học 2014-2015, mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng ở nhiều trường dân tộc nội trú (DTNT) trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang là yếu tố tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường vùng cao, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Từ ngàn xưa, mã la được xem là nhạc cụ tiêu biểu cũng là tài sản quý giá trong mỗi gia tộc và là “vật thiêng” trong đời sống tâm linh của đồng bào Raglai (Ninh Thuận). Ngày nay, tuy đã có nhiều thay đổi nhưng âm vang mã la không thể thiếu vắng trong các lễ hội truyền thống của cộng đồng Raglai.
So với mặt bằng chung thì tuổi thọ, tầm vóc thể trạng của đồng bào các dân tộc rất ít người rất thấp. Không những vậy, với nhiều hủ tục trong hôn nhân, sinh đẻ,… đang tạo ra nguy cơ làm suy kiệt nòi giống ở cộng đồng các dân tộc rất ít người.
Mặc dù Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tuy nhiên, vùng này vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Trước đây, vì thiếu vốn đầu tư nên bà Nguyễn Thị Dung, thôn 4, xã Bằng Cốc (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) chỉ nuôi vài ba đàn gà nhỏ lẻ.
Văn hóa truyền thống các dân tộc rất ít người đã và đang biến mất là một thực tế. Dù đã có nhiều giải pháp được các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương triển khai nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ít người vẫn còn là bài toán nan giải.
Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc rất ít người đang mai một hoặc bị biến dạng nghiêm trọng, dễ nhận thấy nhất là những giá trị văn hóa vật thể. Đó là cấu trúc làng bản, là nhà ở, là những công trình văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào….
Chiều 18/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi Gặp mặt Đoàn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) tỉnh Lâm Đồng nhân dịp Đoàn có chuyến ra thăm thủ đô Hà Nội.
Học sinh cả nước chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là thời điểm thường xảy ra tai nạn thương tích ở trẻ em.
Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.
Trong 53 DTTS của nước ta, có những dân tộc rất ít người, như: Cờ Lao, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo… Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung thì nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất ít người gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng được triển khai. Tuy nhiên, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, mạng Internet ngày càng trở nên quen thuộc đối với cộng đồng xã hội. Tại Lào Cai, ở các huyện vùng cao, mạng Internet đã và đang vươn tới từng thôn bản, giúp đồng bào DTTS, tầng lớp thanh niên, các em học sinh kết nối thông tin, học tập nâng cao kiến thức, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.
Ngay từ khi còn nhỏ, hầu như ai cũng từng được nghe câu chuyện ngụ ngôn cò và cáo.
Buôn Đôn là huyện biên giới giáp Campuchia, có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 47,4%, chủ yếu là dân tộc Ê-đê, Tày, Nùng, Thái, M’nông… Thời gian qua, huyện đã triển khai, thực hiện hơn 20 chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào DTTS.
Tỉnh Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống như Thái, Mông, Kinh, Dao, Tày, Phù Lá, Si La... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang bản sắc riêng, do đó các trò chơi dân gian cũng rất phong phú, đa dạng và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con.
Nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, công tác dân tộc và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đã được đặt ra tại Phiên họp toàn thể lần thứ Sáu của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, tổ chức từ ngày 3/5 đến ngày 5/5/2018.
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã đi vào lịch sử của dân tộc. Xúc động, bồi hồi là cảm giác khi trở lại chiến tuyến khói lửa này.
Trong những năm qua, đội ngũ công nhân, viên chức và lao động (CNVC-LĐ) Việt Nam nói chung, CNVC-LĐ người DTTS nói riêng đã tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng, phát triển đất nước. Việc xây dựng, phát triển đoàn viên, chăm lo, bảo vệ quyền lợi đội ngũ CNVC-LĐ nói chung và CNVC-LĐ là người DTTS nói riêng luôn được tổ chức Công đoàn quan tâm và xác định là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức Công đoàn Việt Nam.Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 và “Tháng công nhân” năm 2018, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Văn Cường, Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam xung quanh vấn đề này.