Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ưu đãi nghệ nhân dân gian: Sứ mệnh và tầm nhìn

PV - 15:07, 17/08/2018

Hàng nghìn nghệ nhân đang ngày đêm âm thầm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Theo thống kê của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hơn 75,3% nghệ nhân đang ở tuổi “xưa nay hiếm”. Có những nghệ nhân một đời cống hiến đã về với tổ tiên khi chưa nhận được sự tri ân của nghề.

Bài 2: Bảo vệ di sản đi liền với bảo vệ quyền lợi nghệ nhân

Cung đàn lạc phách?

Những ai yêu mến ca trù, di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, sẽ không thể không biết đến nghệ nhân Phan Thị Mơn (Hà Tĩnh) và nghệ nhân Nguyễn Thị Kim (Thanh Hóa). Cả hai nghệ nhân cùng được nhắc đến trong hồ sơ Ca trù gửi UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đáng chú ý, trong hồ sơ trình UNESCO có đoạn ghi âm bài hát do nghệ nhân Nguyễn Thị Kim thực hiện. Bà chính là một trong những yếu tố góp phần mang đến thành công trong việc Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2009.

Hầu hết nghệ nhân dân gian đều đã cao tuổi. (Trong ảnh: Nghệ nhân Kôn Hưm, tên gọi khác là Hồ Văn Phiêng (sinh năm 1940), ở bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị). Ảnh tư liệu Hầu hết nghệ nhân dân gian đều đã cao tuổi. (Trong ảnh: Nghệ nhân Kôn Hưm, tên gọi khác là Hồ Văn Phiêng (sinh năm 1940), ở bản Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị). Ảnh tư liệu

Với những đóng góp của mình cho Ca trù, tháng 10/2011, tại Liên hoan Ca trù toàn quốc, nghệ nhân Nguyễn Thị Kim được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian”. Nhưng khi xướng tên nghệ nhân lên nhận thì không thấy nghệ nhân đâu, ai cũng nghĩ bà già yếu không ra Hà Nội được, nhưng ít ai biết lúc đó nghệ nhân đã mất vài tháng trước.

Còn nghệ nhân Phan Thị Mơn cả đời sống trong căn nhà tạm bợ, diện tích chỉ 12m2 ở làng ca trù Cổ Đạm, phải lo ăn từng bữa, hoàn toàn dựa vào tiền trợ cấp người cao tuổi chỉ hơn 100.000 đồng/tháng. Và vào cuối năm 2011, nghệ nhân Phan Thị Mơn ra đi mà chẳng mấy ai hay.

Nếu như nghệ nhân Nguyễn Thị Kim và Phan Thị Mơn gắn với nghệ thuật ca trù thì với loại hình hát xẩm, nghệ nhân Hà Thị Cầu (Ninh Bình) là tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất. Nhưng năm 2013, bà cũng ra đi trong nghèo đói, túng thiếu. Khi về với Tổ Xẩm, nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn thuộc diện hộ nghèo của huyện Yên Mô; khi nghệ thuật hát Xẩm vẫn đang trên hành trình đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Điểm chung của 3 nghệ nhân là đều mất đi khi chưa kịp nhận sự tri ân của nghề. Bà Kim, bà Mơ mất năm 2011, bà Cầu mất năm 2013, trước khi có Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Với danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian” do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng, đó là sự ghi nhận, tôn vinh; nhưng chính sách hỗ trợ về vật chất là không thể có.

Tháng 11/2015, lần đầu tiên Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức buổi Lễ trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú cho 617 người “giữ lửa” bảo tồn văn hóa phi vật thể trong cả nước. Chiếu theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP, các nghệ nhân được phong tặng sẽ được trợ cấp hằng tháng từ 700.000-1.000.000 đồng; được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và được hỗ trợ chi phí mai táng. Nếu như các nghệ nhân Kim, Mơn, Cầu,… còn; hoặc chính sách được ban hành sớm hơn thì chắc hẳn sẽ không có những trăn trở, day dứt.

Đằng sau danh hiệu…!

Việc ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP dẫu muộn nhưng đã phần nào giải tỏa những trăn trở về chính sách ưu đãi cho nghệ nhân dân gian được phong tặng. Tuy nhiên, đằng sau danh hiệu và chế độ trợ cấp hàng tháng cho nghệ nhân dân gian hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, nhất là khi đặt trong mối tương quan với công tác bảo tồn di sản.

Nhiều năm trở lại đây, Nhà nước đã đầu tư tiền tỷ cho các địa phương để bảo tồn các hình thức văn hóa, nghệ thuật truyền thống và làm hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, với hàng chục các hạng mục, công trình lớn nhỏ. Trong đó có 9 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế; Cồng chiêng Tây Nguyên; Ca trù; Quan họ Bắc Ninh; Hội Gióng; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ; Hát xoan ở Phú Thọ; Hát ví giặm, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Trong đó 2 di sản cần bảo vệ khẩn cấp Ca trù và Hát xoan Phú Thọ.

Ai cũng biết, ngoài tiền của đầu tư để xây dựng các bộ hồ sơ, sau khi (nếu) được công nhận sẽ là những lễ hội, chương trình hoành tráng (kinh phí cũng tới tiền tỷ) mà các địa phương có di sản tổ chức để đón nhận danh hiệu. Và tiếp đó sẽ là nhiều, rất nhiều các dự án, kế hoạch được đề ra để bảo tồn, phát huy giá trị, quảng bá di sản ấy.

Thực tế, khi nói đến di sản tức là nói đến các nghệ nhân. Bởi nghệ nhân là những người quan trọng, những người sở hữu những giá trị cốt lõi của loại hình văn hóa dân gian. Họ chính là hồn cốt, là tinh hoa của di sản. Do đó, đi liền với bảo vệ di sản, cần gắn liền với bảo vệ quyền lợi cho các nghệ nhân, phải có chính sách đãi ngộ như thế nào cho các nghệ nhân già cũng như các nghệ nhân thế hệ tiếp nối.

Năm 2015, lần đầu tiên danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được trao tặng, cũng là lần đầu tiên 617 nghệ nhân được hưởng chế độ đãi ngộ theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP. Nhưng tại thời điểm trao tặng lần thứ nhất đó, có đến 75,3% nghệ nhân đã ở độ tuổi nghỉ hưu trở lên. Sẽ không loại trừ nhiều trường hợp chỉ được hưởng chính sách trong thời gian ngắn ngủi.

Đáng bàn hơn là chính sách ưu đãi cho nghệ nhân dân gian theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP vẫn còn một số vướng mắc, khiến không ít nghệ nhân phải chịu thiệt thòi.

Theo quy định thì nghệ nhân được nhận trợ cấp hàng tháng phải thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới mức lương cơ sở và chưa hưởng bất cứ một chế độ trợ cấp hàng tháng nào khác. Điều này vô tình khiến các nghệ nhân cao tuổi, hoặc nghệ nhân khuyết tật,… không thể được nhận trợ cấp theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP. Trong khi đó, đa số các nghệ nhân dân gian đều đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”.

Thiết nghĩ, thực hiện chính sách ưu đãi cho Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú là sứ mệnh để làm tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản dân tộc. Xây dựng, thực hiện chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân cần tính tới yếu tố đặc thù. Để làm được sứ mệnh này thì các bộ ngành, địa phương liên quan cần có một tầm nhìn bao quát.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình trong những năm tiếp theo.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.