Những ngày đầu tháng 3, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk ngập tràn niềm vui trước sự kiện Ngày hội Văn hóa-Thể thao diễn ra trên địa bàn.
Năm 2017 khép lại với nhiều hoạt động đối ngoại sôi động và hợp tác quốc tế thành công trong lĩnh vực công tác dân tộc. Có thể nhìn thấy rõ, nhiều điểm nhấn nổi bật trong các hoạt động đối ngoại qua sự quyết liệt chỉ đạo đổi mới thực hiện các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT). Chính “điểm sáng” về đổi mới phương pháp tiếp cận và tăng cường sự chủ động, hiệu quả của các hoạt động đối ngoại trong tình hình mới, lĩnh vực công tác dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Theo phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, từ xưa đến nay việc tổ chức lễ cưới, lễ tang và lễ hội, thể hiện nếp sống, bản sắc văn hóa của mỗi gia đình, thành phần dân tộc và của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện này theo nếp sống văn minh, phù hợp xu thế phát triển của thời đại, đối với cộng đồng các DTTS là cả một quá trình vận động, tuyên truyền, kiên trì và mềm dẻo. Trong đó, vai trò của đội ngũ cán bộ và những người có uy tín trong cộng đồng đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn ở mức cao, công tác tuyên truyền, ngăn chặn vấn nạn này còn nhiều bất cập. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về một một số giải pháp phòng, chống nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ có mục tiêu quan trọng là hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, việc giải ngân nguồn vốn chính sách hỗ trợ này vẫn bị ách tắc bởi có quá nhiều vướng mắc.
Hiện nay, không ít dân tộc đang bị mai một bản sắc văn hóa, nhưng dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta vẫn bảo tồn, phát huy khá tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những di sản văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát triển, tạo thành sản phẩm du lịch đó là vải lanh (vải thổ cẩm) được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Trong trang phục dân tộc Rơ Măm, già làng, Người có uy tín A BLong, làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tự hào khoe: “Nhờ ơn Đảng, Nhà nước, cuộc sống mới đang tràn về buôn làng Rơ Măm”. Ông A BLong là một trong số Người có uy tín tiêu biểu được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017.
Ở các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều học sinh sống cách xa trường vài chục cây số, đường sá đi lại khó khăn nên gia đình thường chọn phương án cho các em ở trọ để tiện việc học hành. Tuy nhiên, việc ở trọ của các em lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và hệ lụy.
Nhằm mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc có sừng tại các vùng miền núi trên địa bàn, những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương và huy động các nguồn lực xã hội, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ bò giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vỗ béo bò, nuôi bò sinh sản cho đồng bào nghèo ở các bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Trong chuỗi hoạt động mang chủ đề “Chợ phiên vùng cao” dịp Tết Dương lịch vừa qua, đồng bào Thái (Sơn La) đã mang đến Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam những món ăn đặc trưng của dân tộc mình trong mâm cỗ đầu năm mới.
Nghề đan lát ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từng đứng trước nguy cơ mai một. Với sự vào cuộc của chính quyền cũng như sự nỗ lực của người dân, hiện nghề mây tre đan truyền thống ở bản Diềm đã hồi sinh.
Giữa “tâm lõi” của rừng quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) có một lớp học đặc biệt gồm 21 học sinh. Lớp học này không chỉ đặc biệt bởi đa phần học trò ở lứa tuổi lên chức ông bà, mà còn đặc biệt bởi lần đầu tiên ở giữa rừng sâu núi thẳm có những thầy cô giáo hy sinh hạnh phúc riêng tư, miệt mài gieo chữ với tâm nguyện xóa mù cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Đàn Tính là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong các làn điệu then, trong các lễ hội và hoạt động truyền thống văn hóa, văn nghệ của dân tộc Tày-Nùng ở Cao Bằng.
Hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, canh gác biên giới khi nắng chiều dần tắt, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đồn Ia Rvê, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) khẩn trương chuẩn bị “giáo án” cho kịp giờ lên lớp, dạy cho bà con vùng biên biết đọc, biết viết, góp phần xóa nạn mù chữ, đẩy lùi đói nghèo.
Không biết chữ và nói tiếng phổ thông, nhiều phụ nữ DTTS ít có cơ hội để được học tập, vươn lên phát triển kinh tế và tham gia các hoạt động xã hội khác. Để giúp chị em phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà Giang đã triển khai Cuộc vận động “Phụ nữ DTTS học chữ và nói tiếng phổ thông”.
Đã nhiều năm nay, hình ảnh người thầy thuốc già Ating Cao Tin đã trở nên quen thuộc với đồng bào Cơ-tu ở những bản làng xa xôi nhất của huyện Đông Giang (Quảng Nam). Vừa qua, tại Lễ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017, già làng Ating Cao Tin đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2017 đã chính thức khép lại với chiến thắng thuyết phục thuộc về H’Hen Niê, cô gái Ê-đê sinh năm 1992 đến từ Đăk Lăk. H’Hen Niê sở hữu nét đẹp “đậm chất” Tây Nguyên với làn da nâu khỏe khoắn và không kém phần cá tính bởi mái tóc tém khác biệt.
Sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng hạnh phúc.
Phân định các xã, thôn bản vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là cơ sở để xây dựng và triển khai chính sách dân tộc một cách hợp lý, có hiệu quả. Tuy nhiên, do chính sách dân tộc hiện vẫn chịu sự điều chỉnh của nhiều bộ luật, hơn nữa lại do nhiều chủ thể ban hành nên hiệu quả đầu tư vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Từ bộ tiêu chí khung, các địa phương sẽ điều tra, rà soát, xác định xã khu vực I, xã khu vực II, xã khu vực III và thôn bản ĐBKK, đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên, quá trình phân định khu vực theo trình độ phát triển vẫn còn nhiều bất cập khiến chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển chưa thực sự đến đúng chỗ.