Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dòng chảy từ những điệu múa dân gian ở xứ Tuyên

Giang Lam - 17:39, 03/04/2022

Múa dân gian dân tộc có lịch sử hình thành lâu đời và có sức sống bền vững với thời gian. Những điệu múa truyền thống qua bao thế hệ truyền nối, được coi là cội nguồn của nghệ thuật múa, là chất liệu quý giá và trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với các nghệ sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp.

Điệu múa “Cầu mùa” của người Cao Lan, xã Thành Long (huyện Hàm Yên).
Điệu múa “Cầu mùa” của người Cao Lan, xã Thành Long (huyện Hàm Yên).

Sức sống của nghệ thuật múa dân gian

Nếu ai đã từng đến với mảnh đất xứ Tuyên, nơi có những dải núi non hùng vĩ sẽ không thể quên những điệu múa cấp sắc, múa bắt ba ba, múa trống…của người Dao hay múa xúc tép, múa tang sành, múa cờ, múa chim gâu của người Cao Lan. Rồi đến với những trải nghiệm thú vị cùng các cô gái Tày trong điệu múa múa bát, múa giã cốm "Kén Loỏng". Và mải miết theo người Mông hòa vào điệu múa khèn, múa ô, múa đánh cù… Những vũ điệu ấy như ngọn lửa diệu kỳ kết nối cộng đồng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bởi trong đó chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, nhiều khát vọng to lớn của từng tộc người.

Ông Lâm Văn Minh, thôn 15, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang là một người am hiểu văn hóa Cao Lan cho biết, xuất phát từ nhu cầu ban đầu là giải trí sau thời gian lao động, các động tác hình thể dần được cách điệu và nghệ thuật hóa, trở nên bài bản và hàm chứa những giá trị tinh thần của người sáng tạo. Các điệu múa của người Cao Lan tồn tại trong cộng đồng một cách tự nhiên, vốn có như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Điều đặc biệt ở mỗi điệu múa sẽ có truyền thuyết, câu chuyện hay tượng trưng ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ như trong nghi lễ cầu của người Cao Lan, có tới 9 điệu múa. Mỗi điệu múa lại tái hiện một cử chỉ, ngoại hình thánh thần, có điệu múa miêu tả lại sinh hoạt hàng ngày của người dân, có điệu múa thể hiện niềm vui đón chào các vị thần cùng những ước nguyện... Hay như ở người Dao, trong ngày lễ cấp sắc, nhiều điệu múa cổ truyền dân gian được trình diễn. Với nhiều chủ đề khác nhau về lịch sử, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, được hình tượng hóa bằng các động tác nhảy múa kết hợp với ca hát để Bàn Vương và tổ tiên dòng họ xem, như diễn tả về việc làm nương, tra hạt, làm nhà... Các điệu múa có thể kéo dài hàng giờ, được cả làng đến xem đông vui như ngày hội.

Rộn ràng điệu múa xúc tép của người Cao Lan
Rộn ràng điệu múa xúc tép của người Cao Lan

Đồng bào Dao, Cao Lan, Tày hay Mông đều gửi gắm khát vọng, mong cầu riêng, đồng thời gắn kết tình làng nghĩa xóm qua những điệu múa. Người Tày ở Lâm Bình thường có điệu múa bát, khá thú vị, lôi cuốn nhiều du khách. Điệu múa bát nhằm mô phỏng hoạt động ươm tơ, dệt vải của đồng bào Tày từ xa xưa. Khi múa, các chị em phải đảo đều tay để cho những sợi tơ cuốn vào chiếc đũa. Động tác cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần một cách nhịp nhàng, uyển chuyển.

Vào dịp lễ Tết, người Mông không thể thiếu được những điệu múa khèn (tang quây). Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo, qua đó,  Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn bè, với cộng đồng, với thiên nhiên, núi rừng và thể hiện giá trị văn hóa, làm nên bản sắc độc đáo riêng của người Mông.

Các bài biểu diễn múa khèn bao giờ cũng có nội dung vui nhộn, mang ý nghĩa chúc tụng và mời bạn bè cùng tụ họp, vui chơi. Những chàng trai múa khèn với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp. Ông Chẩn Tờ Mậu, thôn Ngòi Nghìn, xã Đạo Viên, huyện Yên Sơn chia sẻ, điệu múa thực hiện khá nhiều kiểu cách, chi tiết cầu kỳ. Người thổi được khèn và biết múa khèn thường đã trải qua một quá trình lao động nghệ thuật bền bỉ, công phu, kiên trì. Bởi khi vừa thổi vừa múa đòi hỏi phải sử dụng nhiều động tác vô cùng nhuần nhuyễn.

Mạch nguồn chảy mãi…

Đồng bào Cao Lan múa chim gâu trong Lễ hội Cầu mùa
Đồng bào Cao Lan múa chim gâu trong Lễ hội Cầu mùa

Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, có bản sắc văn hóa đậm đà, phong phú, đa dạng, đã hình thành và phát triển rất lâu đời, một kho tàng múa dân gian. Những điệu múa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những tài sản văn hóa giàu giá trị, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng người miền núi. 

Đối với các nghệ sĩ, biên đạo múa, thì múa dân gian dân tộc từ lâu đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tạo cho các tác phẩm nghệ thuật trên sân khấu chuyên nghiệp. Trong đó phải kể đến các biên đạo múa Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh như: Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Lê Cường, NSƯT Thanh Hương, NSƯT Trường Giang… Những nghệ sĩ đã tiếp sức cho múa dân gian dân tộc được phát huy trọn vẹn và thăng hoa với những tác phẩm múa chuyên nghiệp giàu tính nghệ thuật.

NSƯT Lê Cường cho biết, múa dân tộc mang nét thô sơ, nhưng gần gũi, dễ “cảm” đối với đồng bào miền núi. Để phát huy thế mạnh đó, phong cách biên đạo múa luôn có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố dân gian và đương đại, trong đó yếu tố đương đại chiếm khoảng 30% tổng thể tác phẩm. Múa đương đại được coi là “gia vị” giúp múa dân gian dân tộc trở nên sống động hơn và mang hơi thở cuộc sống. Đặc biệt là khi được kết hợp thêm cốt truyện, chủ đề hoặc tính thời sự, sẽ hình thành nên những tác phẩm múa chuyên nghiệp, mang giá trị về nội dung và giàu tính thẩm mỹ về hình thức biểu diễn.

Những năm gần đây, các nhà biên đạo, đạo diễn, âm nhạc chuyên nghiệp và không chuyên của tỉnh đã cố gắng khai thác sưu tầm vốn văn hóa dân gian, tuyển lựa các chất liệu đưa vào xây dựng chương trình biểu diễn phục vụ Nhân dân. Mỗi dân tộc được khai thác đều có màu sắc và tiếng nói riêng.

Đến nay, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều tiết mục sưu tầm khai thác từ chất liệu dân tộc, được nâng cao và đã đưa vào tiết mục tham gia Hội diễn trong khu vực và toàn quốc, dành được nhiều giải cao như: “Múa nguồn cội”, “Ngẫu hứng triền non” của biên đạo Nghệ sỹ Nhân dân Văn Quang đoạt được Huy chương Vàng toàn quốc năm 2008; tiết mục múa “Nhịp điệu tang sành” của biên đạo NSƯT Thành Nam, Lê Cường đoạt Huy chương Vàng toàn quốc năm 2015, Huy chương Bạc múa quốc tế 2017; Tác phẩm “Gọi mùa về”, “Linh thiêng hồn lửa” đạt giải C tại Hội thi múa dân tộc toàn quốc năm 2010…

Tiết mục múa "Những cô gái Pà Thẻn" của biên đạo múa, NSƯT Thanh Hương.
Tiết mục múa "Những cô gái Pà Thẻn" của biên đạo múa, NSƯT Thanh Hương.

NSƯT Thanh Hương được công chúng biết đến với vai trò là một biên đạo múa tài năng. Chị cho biết, các điệu múa dân gian của đồng bào DTTS được hình thành lâu đời. Mỗi điệu múa mang vẻ đẹp riêng, phản ảnh đời sống sinh hoạt, nét đẹp văn hóa đậ đà bản sắc của từng dân tộc. Một tác phẩm chị biên đạo là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa nguyên bản và ngôn ngữ nghệ thuật, cách điệu đảm bảo tính thời đại.

Bằng sức sáng tạo của mình, các tác phẩm của chị giành được nhiều giải thưởng có giá trị. Điển hình như: tác phẩm “Nơi thượng nguồn” giải Bạc tại Liên hoan múa chuyên nghiệp bốn nước Châu Á năm 2013; tác phẩm “Những cô gái quê tôi” đoạt giải C tại Hội diễn múa chuyên nghiệp toàn quốc năm 2011...

Múa dân gian các dân tộc vốn được coi là nền tảng của nghệ thuật múa nước nhà. Thế nên, những người biên đạo xứ Tuyên nặng lòng với văn hóa cội nguồn dân tộc luôn biết cách để đưa các điệu múa truyền thống ấy đi lên cùng với nghệ thuật múa đương đại. Chất cổ điển được các nghệ sĩ khéo léo đan xen vào yếu tố hiện đại để tạo tính hợp thời, vừa gìn giữ, vừa phát triển, giúp các điệu múa dân gian các dân tộc luôn có sức sống bền vững trong dòng chảy nghệ thuật thời hiện đại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.
Tin nổi bật trang chủ
Đưa quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga tiếp tục vững bước trên con đường phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga tiếp tục vững bước trên con đường phát triển

Chiều 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến sân bay quốc tế Vnukovo, Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.
Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mozambique

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến 10/9/2024.
Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Xã hội - Mỹ Dung - CTV - 22:37, 08/09/2024
Bao đời nay, chiếc nón lá của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Định Hóa (Thái Nguyên) đã trở thành nét đẹp văn hóa, không chỉ được bà con sử dụng hàng ngày khi lên nương, ra ruộng hay xuống phiên chợ, mà còn là tín vật tình yêu trai gái hẹn hò...
Phó Thủ tướng Thường trực kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Nam Định và Thái Bình

Phó Thủ tướng Thường trực kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Nam Định và Thái Bình

Thời sự - PV - 21:45, 08/09/2024
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tới kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đi kiểm tra thiệt hại, chỉ đạo các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Yên Bái

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đi kiểm tra thiệt hại, chỉ đạo các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Yên Bái

Thời sự - PV - 21:45, 08/09/2024
Làm việc với UBND tỉnh Yên Bái chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu tỉnh Yên Bái xác định cơn bão số 3 đi qua nhưng hoàn lưu của bão tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Vì vậy, tỉnh phải tiếp tục chủ động xây dựng, triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, lũ ống, lũ quét,… do hoàn lưu bão gây ra.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Dương

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Dương

Thời sự - PV - 20:55, 08/09/2024
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 tại tỉnh Hải Dương, một trong những địa phương mà tâm bão quét qua.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thời sự - PV - 20:50, 08/09/2024
Chiều tối ngày 8/9, ngay sau các hoạt động tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hải Phòng. Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh là nơi tâm bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục bão số 3 tại Quảng Ninh

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục bão số 3 tại Quảng Ninh

Thời sự - Mỹ Dung - 19:03, 08/09/2024
Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh.
Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Thời sự - Quỳnh Trâm - 18:10, 08/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tuyến Quốc lộ 15C nối huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) về xuôi tiếp tục sạt lở, sụt lún, nứt toác nhiều nơi, gây nguy hiểm cho giao thông qua lại.
Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Thời sự - Trọng Bảo - 18:02, 08/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

Thời sự - PV - 17:35, 08/09/2024
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình và làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai.