Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xòe khăn - Biểu tượng đặc sắc của nghệ thuật Xòe Thái

PV - 16:02, 20/12/2021

Xét về cội nguồn, “Xe” hay còn gọi thông dụng là “Xòe” (mang nghĩa chung là Múa) của cộng đồng dân tộc Thái trước hết bắt nguồn và gắn kết song hành với sinh hoạt tín ngưỡng.

Các cô gái Thái uyển chuyển trong vũ điệu Xòe khăn
Các cô gái Thái uyển chuyển trong vũ điệu Xòe khăn

Hướng đến tâm thức thể hiện sự biết ơn sâu sắc

Xòe góp phần thể hiện quan niệm của người Thái về vũ trụ và nhân sinh, thông qua các hoạt động nghi lễ của thầy cúng và người tham gia thực hành là các con bệnh hoặc những người có niềm tin vào thần linh.

Xòe nghi lễ cúng Then là biểu hiện tập trung nhất của các hình thức múa (lễ hội Kin pang Then), với các dạng múa/xòe dâng lễ, cầu vong, chào mời các hồn vía về, dâng lễ cảm ơn các vị Thiên binh đã cứu mệnh cho người ốm... Đi kèm theo các điệu múa/xòe là những lời hát chứa đựng triết lý nhân sinh và ẩn chứa quan niệm về vũ trụ, con người. Trước đây, việc xoè trong lễ hội bản mường (xên bản, xên mường…) gắn với phần nghi lễ đều do các ông Mo (thầy cúng) đứng ra chủ trì và những người tham gia vào cuộc xòe cũng chỉ là những người được coi là “có căn số” do Then Mo (thầy cúng) lựa chọn để cùng xòe theo những nghi thức bài bản đã định. Xòe gắn với tín ngưỡng nói chung bao giờ cũng hướng đến tâm thức thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với Trời - Đất, với các vị Thần linh - những “bậc tối cao” đã (được cho là) có công tạo bản, tạo mường; phù hộ cho dân được ấm no, hạnh phúc; tiêu trừ bệnh dịch; lúa, ngô được mùa, thóc gạo đầy bồ; mưa thuận gió hòa, không thiên tai, nạn dịch…

Nhìn về cội nguồn, Xòe Thái thường gắn với các nghi lễ, chủ yếu và dường như trước hết tập trung vào mấy điệu múa khăn là vốn văn hóa do các thế hệ tiền nhân người Thái sáng tạo và truyền lại. Dần dần, do những điều kiện giao lưu về kinh tế - văn hóa giữa các địa phương phát triển, người dân ở hầu khắp các làng bản Thái đã biết cùng nhau trao đổi để tìm hiểu, phục hồi các điệu xòe truyền thống vốn đã bị lãng quên. Đồng thời cũng sáng tạo thêm nhiều điệu xòe có sử dụng các phương tiện quen thuộc để làm đạo cụ diễn xướng, từ đó sinh ra hàng loạt các điệu xòe khác nhau. Tên các loại đạo cụ đó trở thành tên gọi cho từng loại múa xòe, theo những nội dung diễn xướng mang ý nghĩa nghệ thuật và giá trị văn hóa độc đáo. Đấy là các loại xòe đến nay đã thành danh, quen thuộc với hầu hết các đội văn nghệ thôn bản người Thái: Xe cúp (múa nón), Xe vi (múa quạt), Xe khăn (múa khăn), Xe mắc hính (múa quả nhạc), Xe pooc (múa bằng những bông hoa), Xe mạy (múa gậy), Xe tính tẩu (múa đàn tính)… Đi theo những điệu múa của từng loại đạo cụ này là đội ngũ phục vụ nhạc đệm với những khèn bè, đàn tính, quả nhạc, trống to - nhỏ, ống tăng bẳng (ống gõ chế tác như mõ)... Nổi bật trong số các dạng thức xe/xòe đó vẫn là xe khăn/múa khăn, một hình thức thực hành văn nghệ thể hiện rõ nét nhất sự đan quyện của các yếu tố thực hành tín ngưỡng với hiệu quả nghệ thuật và mang tính biểu tượng văn hóa độc đáo của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam.

Sự tích hợp giữa tín ngưỡng, nghệ thuật và văn hóa

Theo các bậc cao niên kể lại, trước đây người Thái khi tổ chức sinh hoạt xe/xòe, chủ yếu chỉ dùng đạo cụ là chiếc khăn dệt theo hình dải lụa nhiều màu sắc, rộng chừng hai gang tay, dài gấp rưỡi thân người. Người ta quan niệm rằng, chiếc khăn là sản phẩm của lao động, nó mang trong mình cả giá trị vật chất và tinh thần, do bà con làm thủ công sáng tạo ra. Mọi công đoạn từ lựa chọn cây rừng, ngâm tẩm để chế tác ra sợi tơ cho đến các bước dệt thành từng tấm vải và đặc biệt là làm màu nhuộm từ các loại lá, rễ cây cho ra đủ màu sắc “cầu vồng” đã thể hiện sức sáng tạo đặc biệt của các thế hệ người Thái.

Hầu hết các cuộc xòe đều gắn với việc sử dụng chiếc khăn theo từng dạng thức như Nâng khăn mời rượu (điệu Khắm khăn mơi lẩu) hay điệu Đổn hôn (bắt chéo khăn theo các bước tiến - lùi), hoặc điệu Nhôm khăn (tay múa tung khăn lên trên đầu hoặc ra các phía)… Người xòe sử dụng khăn chuyển động khéo léo với thân người, cùng sự vận động của đôi chân tùy theo tư thế, góc độ, nét mặt, ánh mắt kết hợp uyển chuyển, tạo nên những đường nét xòe khăn thực sự đẹp mắt và hấp dẫn. Ngoài ra, đạo cụ khăn còn là vật trang điểm cho một số động tác xòe khác, góp phần tôn lên vẻ đẹp và sức cuốn hút của điệu xòe. Song, dù là ở mức độ nào thì chiếc khăn cũng luôn được người Thái yêu thích và coi là vật phẩm đáng trân trọng. Không phải ngẫu nhiên mà điều đó còn được thể hiện qua các hoạt động văn hóa cộng đồng. Ở hầu khắp làng bản người Thái, mỗi khi khách quý đến chơi nhà hay vào các dịp lễ tết, để thể hiện sự thân thiện, mến khách, gia chủ thường quàng và tặng khăn cho khách ngay từ khi đón tiếp.

Nhìn theo diễn trình lịch sử, trước khi chiếc khăn với đủ loại sắc màu rực rỡ hòa vào sinh hoạt náo nhiệt của văn hóa cộng đồng, nó đã là vật phẩm quan trọng gần như bắt buộc được sử dụng trong thực hành các nghi lễ tín ngưỡng. Theo một số nghệ nhân tại Nậm Nhùn, Phong Thổ (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La) và Nghĩa Lộ (Yên Bái), khi cuộc xòe diễn ra trước ban thờ do các thầy cúng chủ trì, tấm khăn qua các điệu thức thực hành của các cô gái Thái sẽ biến đổi theo từng lớp lang nghi lễ khác nhau: Hai tay người múa bắt chéo về từng bên, chiếc khăn biểu tượng cho mái chèo đưa thuyền hướng về thượng nguồn sông Hồng tìm về đất Tổ; chiếc khăn được giăng chéo và giơ cao trên đầu là biểu tượng cho chiếc thang đón linh hồn những người đã khuất về dự lễ cùng con cháu; chiếc khăn được xoắn lại, quay theo nhịp múa lại trở thành biểu tượng cho chiếc roi giong ngựa, tiễn đưa linh hồn người đã khuất về thượng giới…

Bước vào đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chiếc khăn được “chế tạo” theo các kích thước, hình dáng khác nhau, tạo nên sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cô gái Thái, ở mọi lứa tuổi và thành phần, nghề nghiệp... Phụ nữ Thái trắng thường sử dụng khăn lụa dài để múa, còn phụ nữ Thái đen lại sử dụng chiếc khăn piêu thêu hoa văn rất đẹp vẫn đội đầu hằng ngày để tham gia vào các cuộc xòe như một thứ “đạo cụ” mang đặc trưng riêng...

Và, nhìn vào hiện trạng sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam hàng trăm năm nay, nghệ thuật xòe khăn Thái với sự tích hợp giá trị giữa tín ngưỡng - nghệ thuật - biểu tượng văn hóa một cách hài hòa, sinh động và mang bản sắc văn hóa tộc người rõ nét, đã góp phần làm giàu cho nghệ thuật múa dân gian, đóng góp cho quá trình sáng tạo, đa dạng hóa nguồn vốn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái nói riêng, cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam nói chung. Đó cũng là căn cứ thực tiễn vững chắc giúp cho nghệ thuật Xe/Xòe Thái trở thành một thứ tài nguyên văn hóa để góp phần phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế và quan hệ giao lưu với các dân tộc anh em, trong và ngoài nước; xứng với đại diện cho một phần của tinh hoa di sản văn hóa nhân loại!

GS. TS BÙI QUANG THANH (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đêm hội cồng chiêng “Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”

Đêm hội cồng chiêng “Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, tối ngày 10/10, tại Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) đã diễn ra chương trình Đêm hội cồng chiêng, với chủ đề “Âm vọng cội nguồn - Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Kinh tế - Minh Nhật - 52 phút trước
Tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025. Ðến nay, sự hợp tác này mang lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát huy hiệu quả chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 55 phút trước
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa xây dựng và công bố phương án khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch du lịch trong các tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện một số đơn vị liên quan và hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 82.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 1 giờ trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.