Non nước Cao Bằng với những nét đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Lô Lô… đã dệt nên kho tàng nghệ thuật sống động, độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào. Tiêu biểu là những điệu múa dân gian như: múa sluông, múa Chầu, múa ba ba chũm chọe, múa bát, múa khèn.... có lịch sử hình thành lâu đời, có sức sống bền vững với thời gian.
Được biết đến là một biên đạo múa, đạo diễn cho nhiều chương trình nghệ thuật có tiếng, đạo diễn Lê Việt, Đoàn trưởng Vũ đoàn Phương Việt (TP. Hồ Chí Minh) đang từng ngày truyền ngọn lửa đam mê với những điệu múa dân gian dân tộc đến gần hơn với thế hệ trẻ đam mê nghệ thuật múa.
Để được công chúng đón nhận những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao, xứng đáng được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, biên đạo múa Đỗ Văn Hiền đã phấn đấu, cống hiến không mệt mỏi suốt quãng đời thanh xuân nhiệt huyết; anh đã thực sự sống với đam mê và không phụ lòng tin yêu của công chúng yêu nghệ thuật múa Việt Nam...
Là thực tế được TS.NSND Hà Thế Dũng nêu lên tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Bảo tồn và phát huy múa dân gian vùng Nam Bộ trong tiến trình hội nhập do Trường Trung cấp Múa TP.HCM (Bộ VHTTDL) tổ chức cuối tuần qua. Chuyên gia cũng cho rằng, việc bảo tồn và phát huy múa dân gian mỗi dân tộc có những nét đậm nhạt khác nhau, đồng thời có những khó khăn - bất cập. Do đó, việc nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát huy loại hình nghệ thuật này là yêu cầu thực sự cấp thiết.
Múa dân gian dân tộc có lịch sử hình thành lâu đời và có sức sống bền vững với thời gian. Những điệu múa truyền thống qua bao thế hệ truyền nối, được coi là cội nguồn của nghệ thuật múa, là chất liệu quý giá và trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với các nghệ sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp.