Đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Vàng Chỉn Tờ, Người có uy tín thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt. Ở ông luôn toát lên phẩm chất của một đầu tàu gương mẫu, nói luôn đi đôi với làm.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của bản thân, văn hóa dân tộc như nhạc cụ, trang phục, bài hát, chữ viết và phong tục tập quán của đồng bào đã được những Người có uy tín gìn giữ, bảo tồn, phát huy. Ngày qua ngày, họ như những ”sứ giả” lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc đến mỗi người dân.
Đã nhiều năm qua, từ uy tín và tinh thần trách nhiệm của mình, ông Chíu Sồi Thoòng - già làng, Người có uy tín ở thôn Tầu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh luôn được bà con tin tưởng, coi trọng. Đặc biệt, ông là người tiên phong thực hiện và vận động Nhân dân trong thôn tham gia trồng rừng gỗ lớn , góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Với những đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, đặc biệt là trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín nhằm kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện và qua 2 lần sửa đổi, chính sách dành cho Người có uy tín cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn mới.
Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số. Những năm qua, từ việc triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai đã thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm nhanh và bền vững. Kết quả này, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín
Trong xu hướng phát triển và hội nhập,, bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc có nguy cơ mai một, với vai trò trách nhiệm của mình, đội ngũ Người có uy tín đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhất là cho thế hệ trẻ.
Ngày 4/11, ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, trong tháng 10, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện thăm hỏi và tặng quà cho 105 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Trong 2 ngày 3 - 4/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kiên giang tổ chức Hội nghị tập huấn về “Thông tin đối ngoại cho Người có uy tín, Trưởng thôn, bản và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Kiên Giang năm 2022”.
Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS; là nhịp cầu nối giữa Đảng với dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống… Để xứng đáng với những nhìn nhận này, Người có uy tín đã khẳng định được vai trò trách nhiệm, đặc biệt là tinh thần nêu gương...
Người có uy tín trong cộng đồng không chỉ là cầu nối giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân, mà còn là cầu nối trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, gắn kết cộng đồng. Tiếng nói của Người có uy tín được đồng bào tin, nghe và thực hiện vì Người có uy tín luôn là người tiên phong, làm trước để nêu gương.
Nơi vùng giáp biên, Người có uy tín đã phát huy vai trò “đầu tàu”, gương mẫu, đi đầu cũng như vận động Nhân dân chung tay xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nhờ thế, dọc dài vùng biên viễn, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đó là cơ sở, là điều kiện quan trọng để tạo một thế trận lòng dân vững chắc.
Từ một thôn biên giới khó khăn, cách trở nhưng Phú Lâm (xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã “lột xác” thành khu dân cư kiểu mẫu. Thành công ấy có sự đồng thuận, đóng góp của sức dân; sự năng động, quả quyết của người Bí thư Chi bộ Ngô Văn Sơn.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, phong tục, nghi lễ của các dân tộc trên địa bàn huyện Quang Bình (Hà Giang) luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng quan tâm. Đặc biệt là việc bảo tồn văn hóa tâm linh trong Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, ông Sìn Văn Phong là Người có uy tín nắm giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc Pà Thẻn để truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Sáng ngày 31/10 tại tỉnh Hà Giang, đã diễn ra Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2020 - 2022
Phát huy vai trò nòng cốt trên các mặt công tác, những năm qua, Người có uy tín tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Có được kết quả đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã đồng hành, triển khai đầy đủ các chính sách đối với Người có uy tín. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình.
Không chỉ động viên, tuyên truyền để cộng đồng người DTTS thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mà chính họ - những già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã là những tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, đẩy đuổi đói nghèo ra khỏi bản làng.
Trong những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhận học bổng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam khi đã gần 60 tuổi, lão nông Ly Giống Lềnh, dân tộc Mông là minh chứng cho lời dạy “Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ "Về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín (NCUT) và chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS” giai đoạn 2018 - 2022, trong những năm qua, huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với NCUT trên địa bàn huyện. Từ đó phát huy vai trò của NCUT trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như các phong trào tại địa phương.
LTS: Trong giai đoạn 2011 - 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 13.504 Người uy tín, gồm: Già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ, người sản xuất giỏi của 10 dân tộc sinh sống nơi các bản làng miền Tây. Cùng với các cấp chính quyền, bằng uy tín, tiên phong, trách nhiệm, phát huy vai trò tập hợp…; họ đã sát cánh cùng đồng bào, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách; thi đua phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.